Các kết quả ngày 15/6 từ Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) 8306.T, Mizuho Financial Group 8411.T và Sumitomo Mitsui Financial Group 8316.T, ba ngân hàng hàng đầu của quốc gia bằng tài sản, nhấn mạnh những thách thức mà Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) phải đối mặt nhằm thúc đẩy khuyến khích vay mượn và chi tiêu khi các công ty đang ở mức kỷ lục tiền mặt.

MUFG, ngân hàng cho vay lớn nhất Nhật Bản, báo cáo lợi nhuận giảm 2,6% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3, do kinh doanh khoản vay yếu và đưa ra một viễn cảnh thận trọng cho năm tài chính hiện tại.

Tổng giám đốc MUFG Nobuyuki Hirano phát biểu trong một cuộc họp báo rằng: "Xu hướng giảm trong thu nhập cho vay trong nước vẫn tiếp tục và chúng ta phải chuẩn bị cho những điều kiện kinh doanh khó khăn trước mắt.”

Ngân hàng Mizuho và SMFG số 2 của nước này cho biết họ dự báo lợi nhuận ròng sẽ giảm trong năm tài chính hiện tại.

Các ngân hàng Nhật Bản vẫn chưa nhìn thấy nhu cầu vay vốn tăng mạnh sau khi BOJ đưa ra các biện pháp kích thích lớn vào tháng 4/2013, với hy vọng sẽ đưa đất nước này thoát khỏi những năm giảm phát bằng cách khiến đồng yên thấp.

Thay vào đó, các ngân hàng chỉ ra sự gia tăng tiền gửi từ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Xu hướng này không thay đổi kể từ khi BOJ đưa ra chính sách lãi suất âm năm ngoái để tiếp tục giảm chi phí đi vay.

"Theo quan điểm của các khách hàng doanh nghiệp, việc giảm lãi suất sẽ không nhất thiết dẫn tới đầu tư vốn", Takeshi Kunibe của SMFG phát biểu tại một cuộc họp báo.

Ba ngân hàng kết hợp "tiền mặt và phải trả từ các ngân hàng" mà đại diện là tiền không sử dụng trong bảng cân đối kế toán của họ và chủ yếu là tiền gửi của khách hàng, tăng 23% lên 158 nghìn tỷ yên (1.400 tỷ USD) trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3.

Hiện tiền gửi không sử dụng đã tăng 4,6 lần kể từ tháng 3/2013, ngay trước khi BOJ đưa ra chương trình mua trái phiếu.

Ông Yasuhiro Sato, CEO của Mizuho phát biểu trong một cuộc họp báo khi được hỏi về sự tăng trưởng mạnh mẽ của các khoản tiền gửi. "Nhiều tiền đang chảy vào hơn chúng ta có thể sử dụng".

Các khoản vay nợ tại ba ngân hàng tăng 19% từ giữa tháng 3/2013 đến tháng 3/2017, nhưng tiền gửi đã tăng 34% trong thời gian đó.

Các nhà phân tích cho biết các khoản tiền gửi không sử dụng của ngân hàng không có khả năng biến mất vì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình được cho là vẫn ảm đạm.

Nhà phân tích Ryoji Yoshizawa, nhà phân tích của S & P Global Ratings Japan, cho biết: "Khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp quỹ vẫn dư thừa.”

 

Nguồn: VITIC/Reuters