Theo đó, BOJ hôm thứ Năm (21/12) tuyên bố sẽ tiếp tục nhắm tới mục tiêu lãi suất và mua các tài sản tài chính để đạt được mục tiêu lạm phát 2%.
Quyết định về lãi suất của BOJ nhận được 8 phiếu thuận và 1 phiếu chống, trong khi các thành viên hội đồng chính sách đồng thuận về việc mua tài sản. Goushi Kataoka – thành viên tham gia hội đồng vào tháng 7 là người phản đối về các mức lãi suất chính sách.
BOJ đã không thay đổi khuôn khổ chính sách của mình kể từ tháng 9/2016, thời điểm họ bất ngờ chuyển hướng chính sách sang kiểm soát đường cong lợi suất, với việc áp đặt mức lãi suất -0,1% đối với một phần khoản tiền gửi dự trữ của các ngân hàng tại NHTW và đặt mục tiêu khoảng 0% đối với lợi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm.
Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản đang trong giai đoạn tăng trưởng dài nhất trong hơn hai thập kỷ; tổng sản phẩm trong nước tăng 2,5% trong quý thứ 3, trong khi sự tự tin của các nhà sản xuất lớn tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, lạm phát vẫn rất yếu ớt, giá không bao gồm thực phẩm tươi sống chỉ tăng 0,8% trong tháng 10, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của BOJ.
Điều đó khiến BOJ không có nhiều áp lực để thu lại các chính sách kích thích của mình, cho dù Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhiều lần tăng lãi suất và NHTW châu Âu (ECB) cũng tiến gần hơn tới việc bình thường hóa chính sách tiền tệ.
Mặc dù quyết định này của BOJ không nằm ngoài dự đoán của 44 nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của Bloomberg. Tuy nhiên, điều mà các chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư đang tìm kiếm là những động thái của BOJ trong tương lai, với một số suy đoán rằng BOJ sẽ tham gia cùng với một số đối tác quốc tế trong việc thắt chặt chính sách trong năm tới.
Thông cáo báo chí của Thống đốc Haruhiko Kuroda vào cuối ngày sẽ được phân tích kỹ lưỡng để tìm kiếm các manh mối về việc liệu điều đó có thể xảy ra hay không.
Các nhà kinh tế từ Barclays và Nomura Securities nằm trong số 19 nhà kinh tế dự đoán BOJ sẽ bắt đầu bình thường hóa chính sách vào năm tới, theo cuộc khảo sát của Bloomberg với 44 nhà kinh tế. Trong khi các nhà phân tích tại Credit Suisse và Oxford Economics nằm trong số ít những người thấy nới lỏng hơn nữa là bước tiếp theo của BOJ.
Bình luận của Thống đốc Kuroda hồi tháng trước về lý thuyết “lãi suất đảo ngược” đã làm tăng kỳ vọng BOJ có thể sớm thoát khỏi chính sách nới lỏng. Bởi về mặt lý thuyết, việc kích thích tiền tệ có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, từ đó làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng.
Những lời bình luận không có ý nghĩa như một tín hiệu chính sách mà chủ yếu nhằm chỉ ra những rủi ro của các gói kích cầu bổ sung sau khi Kataoka kêu gọi nới lỏng mạnh hơn, theo những người quen thuộc với các cuộc thảo luận của BOJ.
Nguồn: