Đóng góp không nhỏ vào mức tăng đó là các nhóm hàng: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 7,2 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 5,1 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,32 tỷ USD; xăng dầu các loại tăng 1,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2016.

10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất 9 tháng/2017 so với cùng kỳ năm trước

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 2,64 tỷ USD,  giảm 9,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 25,38 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 8,15 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc với 6,88 tỷ USD, tăng 69,4%; Nhật Bản với 3,16 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước; …

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện:  Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện tháng 9/2017 đạt gần 3,75 tỷ USD, tăng 22,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2017 đạt  27,3 tỷ USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Hàn Quốc với kim ngạch 11,26 tỷ USD, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 41,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 5,1 tỷ USD, tăng 21.6%; thị trường Đài Loan với 2,8 tỷ USD, tăng 22,9%...

Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 912 triệu USD, tăng 1,2% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 8,26 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng trước.

Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 4,4 tỷ USD, tăng 11,6%; Hàn Quốc với 1,49 tỷ USD, tăng 6,5%; Đài Loan với 1,17 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước; …

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 9/2017 đạt 1,94 tỷ USD, tăng 32,6% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng /2017 đạt 10,86 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 5,67 tỷ USD, tăng 29,7%; Hàn Quốc với 4,17 tỷ USD, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước.&n

Sắt thép các loại: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 9/2017 đạt gần 1,1 triệu tấn, trị giá 674 triệu USD; giảm 22,7% về lượng và giảm 15,2% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu trong 9 tháng/2017 đạt 11,48 triệu tấn, trị giá 6,7 tỷ USD, giảm 17,3% về lượng, nhưng tăng 14,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: thị trường Trung Quốc với 5,62 triệu tấn, giảm 19,7%; thị trường Nhật Bản cung cấp 1,68 triệu tấn, giảm 19,8%. Lượng sắt thép xuất xứ Ấn Độ là 1,11 triệu tấn, trị giá 575 triệu USD, tăng gấp 8 lần về lượng và 8 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 9/2017 đạt 421 nghìn tấn, trị giá 625 nghìn USD, giảm 5,9% về lượng và giảm 3,6% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 3,66 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD, tăng 12,4% về lượng và tăng 20,7% về trị giá  so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 670 nghìn tấn, tri giá 1,06 tỷ USD, tăng 14,1% về lượng và tăng 23,4% về trị giá; Ả Rập Thống Nhất với 725 ngìn tấn, trị giá 825 triệu USD, tăng 10,8% về lượng và 17,1% về trị giá; Đài Loan với 495 nghìn tấn, trị giá 769 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: Nhập khẩu nhóm hàng trong tháng đạt 450 triệu USD, tăng 4,1% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 9 tháng/2017 đạt 4,08 tỷ USD, tăng 8,9% so với tháng trước.

Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,53 tỷ USD, tăng 10,9%; Đài Loan với 378 triệu USD, tăng 6,8%; Hàn Quốc với 571 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; …

Xăng dầu các loại: Trong tháng cả nước nhập khẩu 909 nghìn tấn xăng dầu các loại, trị giá 503 triệu USD, giảm 18,9% về lượng và giảm 15% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại 9 tháng/2017 đạt 9,5 triệu tấn, trị giá đạt hơn 5 tỷ USD, tăng 8,8% về lượng, và tăng 39,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam trong 9 tháng/2017 chủ yếu là: Singapore với 3,5 triệu tấn, tăng 7,1%; Hàn Quốc với 2,14 triệu tấn, tăng 78,5%; Malayxia với 1,92 triệu tấn, giảm 20,7%.

Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 116 nghìn tấn, trị giá 445 triệu USD, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 1,13 triệu tấn, trị giá 3,97 tỷ USD, giảm 19,3% về lượng tuy nhiên tăng 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Hàn Quốc với 245 nghìn tấn, trị giá 656 triệu USD, tăng 17% về lượng, và tăng 45% về trị giá; Trung Quốc với 196 nghìn tấn, trị giá 494 triệu USD, giảm 66,6% về lượng và giảm 53,1% về trị giá; Úc với 166 nghìn tấn, trị giá 375 triệu USD, tăng 19,7% về lượng và tăng 45% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; …

Sản phẩm từ chất dẻo: Nhập khẩu nhóm hàng này tháng 9 đạt 516 triệu USD, tăng 8,6% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 9 tháng/2017 đạt 3,92 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.

Các thị trường cung cấp sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam 9 tháng/2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 1,35 tỷ USD, tăng 25,7%; Hàn Quốc với 1,21 tỷ USD, tăng 23,7%; Nhật Bản với 573 triệu USD, với 22,1% so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: Baohaiquan.vn