USD: Chỉ số ICE Dollar đo tỷ giá của USD so với 6 đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ, tăng 1,5% trong quý II. Kết thúc quý, đồng USD tương đương 1,1086USD/EUR, 1,332USD/GBP và 103,23JPY/USD. Tính chung cả quý, USD giảm 8,3% so với yen Nhật.
Bảng Anh: Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Mark Carney cho biết BOE có thể sẽ cần giảm lãi suất trong mùa hè sau cú sốc người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit). Ngoài ra, BOE còn có nhiều công cụ khác để hỗ trợ nền kinh tế và hỗ trợ hệ thống ngân hàng, một tín hiệu về khả năng tái khởi động gói mua trái phiếu. Giới đầu tư dự đoán BOE sẽ giảm lãi suất trong tháng 7 hoặc tháng 8 từ mức thấp kỷ lục 0,5% hiện nay đồng thời triển khai kế hoạch mua trái phiếu trị giá 375 tỷ bảng Anh.
Niềm tin nhà đầu tư tại Anh giảm trong quý I, cho thấy nền kinh tế đã mất đà trước cả đợt trưng cầu ý dân để rời Liên minh châu Âu. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) xem xét nới lỏng quy định về việc mua trái phiếu nhằm đảm bảo đủ tiền để mua sau sự kiện Brexit.
Ngân hàng trung ương Anh cũng đã tuyên bố chi 250 tỉ bảng để bình ổn thị trường và tăng tính thanh khoản của thị trường tài chính. Trong khi đó, để đối phó với những tác động của Brexit,
Nhân dân tệ: Nhân dân tệ đã giảm xuống mức đáy mới, sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu). Ngân hàng trung ương Trung Quốc cam kết giữ ổn định giá của đồng nhân dân tệ.
Đồng NDT đã trải qua quý II giảm giá mạnh do gia tăng những rủi ro về việc thoát vốn. NDT giảm 2,9% giá trị kể từ cuối tháng 3, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm 1994, kết thúc quý ở gần mức thấp nhất 5 năm. Tính chung cả quý II, NDT mất 3,2% giá trị, và trong 6 tháng đầu năm mất 5,9% so với rổ tiền tệ, trong khi trên thị trường quốc tế NDT giảm 3% so với USD trong quý II.
Kết quả điều tra do Bloomberg tiến hành cho thấy các chuyên gia dự báo đồng NDT sẽ còn giảm giá hơn nữa, từ mức 6,6435 NDT/USD cuối quý II xuống 6,70 NDT vào cuối năm.
Một nhà kinh tế chính phủ Trung Quốc cho biết PBOC sẵn sàng để đồng Nhân dân tệ mất giá miễn là mọi chuyện vẫn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Vị quan chức này cho rằng cuộc trưng cầu dân ý tại Anh ủng hộ việc nước này rời Liên minh Châu Âu (EU) là một cú sốc lớn đối với Trung Quốc và những biến động trên thị trường sẽ kéo dài trong thời gian tới.
Ngày 30-6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhắc lại Trung Quốc không có ý định thúc đẩy xuất khẩu bằng việc phá giá nội tệ. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tỷ giá hối đoái không phải là lý do gây ra mất cân bằng thương mại với Mỹ - luôn có thâm hụt hàng hóa và dịch vụ với Trung Quốc. Trong thập kỷ qua, Trung Quốc luôn đối mặt với những chỉ trích từ các nhà lập pháp phương Tây cho rằng Trung Quốc luôn kiềm chế đà giảm của nhân dân tệ.
Một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết PBoC đang cố gắng cải tổ phương thức quản lý nhân dân tệ sao cho minh bạch hơn và diễn biến theo thị trường nhiều hơn.
Giới đầu tư tiền tệ cho rằng đô la Mỹ mạnh lên và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại là nguyên nhân chính khiến nhân dân tệ giảm giá.
Reuters dẫn lời các chuyên gia và cố vấn kinh tế Trung Quốc tham gia các cuộc thảo luận chính sách thường kỳ cho biết PBoC sẵn sàng để nhân dân tệ tự hạ giá xuống 6,8 nhân dân tệ/đô la Mỹ trong năm 2016 – với mức giảm bằng mức giảm kỷ lục 4,5% được ghi nhận trong năm ngoái - để hỗ trợ tăng trưởng.
Điều này có nghĩa rằng đồng Nhân dân tệ sẽ giảm 4,5% so với mức thấp nhất trong năm 2015.
Đồng Nhân dân tệ hiện đang được giao dịch ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua, do đó PBOC sẽ hướng tới việc đảm bảo đà giảm diễn ra ở mức độ chậm nhằm tránh tình trạng thoái vốn và chỉ trích từ các đối tác thương mại, điển hình là Mỹ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do nhân dân tệ đang được giao dịch ở mức thấp nhất trong hơn 5 năm qua nên PBoC sẽ đặt mục tiêu đảm bảo đồng nội tệ giảm giá dần dần do lo ngại gây ra cơn sốt ồ ạt rút vốn khỏi nước này - khiến nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới rung lắc mạnh đầu năm nay - và sự chỉ trích từ các đối tác thương mại như Mỹ.
Trước đó, việc PBoC bất ngờ phá giá nhân dân tệ vào tháng 8-2015 đã khiến thị trường thế giới hoảng loạn do lo ngại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang trong trạng thái tồi tệ và dòng vốn bị rút ồ ạt khỏi Trung Quốc khi giới đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn ở nước khác.
Các nhà đầu tư đang theo sát diễn biến của thị trường khi đồng Nhân dân tệ giảm giá. Đợt mất giá bất ngờ của đồng tiền này vào tháng 8/2015 đã khiến các thị trường toàn cầu lao vào vòng xoáy lo ngại về việc nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng tồi tệ nhất từ trước tới nay, khiến dòng vốn khổng lồ chảy khỏi nước này để tìm kiếm những kênh đầu tư an toàn tại các quốc gia khác.
Đồng euro: Sau khi có kết quả cử tri Anh chọn rời EU, không chỉ có đồng bảng Anh rớt giá mà đồng Euro cũng sụt giảm 3% so với USD. Ngày 24/6, euro xuống thấp nhất 3 năm rưỡi ở 1.0909 USD/EUR.
Theo một số lý giải, có sự sụt giảm của đồng Euro là do có những quan ngại về việc có thể Anh rời EU sẽ tác động đến kinh tế, chính trị của Liên minh châu Âu (EU), thậm chí sự xáo trộn này có thể dẫn đến EU không còn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nước Anh không phải là thành viên của khối gồm các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), nhưng sự ra đi của quốc gia này khỏi Liên minh châu Âu (EU) khiến người ta lo sợ rằng một phản ứng tiêu cực đang lan rộng nhằm chống lại trật tự chính trị lâu năm của châu Âu có thể đe dọa đến sự sống sót của đồng tiền chung này.
Dù đồng Euro giảm giá giữa lúc USD và Yên mạnh lên. Tuy nhiên, khu vực đồng Euro (Eurozone) không quá bất ngờ. Bởi Eurozone đã dự đoán và chuẩn bị phương án kết quả Brexit Anh rời EU từ trước đó.
Những diễn biến không mấy tích cực của thị trường thế giới sau khi người Anh bỏ phiếu rời khỏi EU đã khiến Ngân hàng châu Âu (ECB) phải có các động thái trấn an người dân và giới đầu tư. ECB cho biết sẽ làm mọi biện pháp cần thiết để ổn định thị trường. Tuy nhiên, Brexit vẫn gây hoang mang cho các nhà đầu tư toàn thế giới, đặc biệt là những doanh nghiệp đang hoạt động tại Anh.
Trong một tuyên bố, ECB cho biết đã chuẩn bị cho kịch bản Anh rời khỏi EU, đồng thời khẳng định hệ thống tài chính ngân hàng của châu Âu đủ mạnh để đứng vững sau biến động chính trị này.
Hãng Reuters dẫn lời ông Michel Sapin (Bộ trưởng Tài chính Pháp) cho hay, khu vực Eurozone đã có các công cụ nhằm phản ứng để tránh tình trạng tồi tệ hơn. Ông này chia sẻ thêm, bản thân không mong muốn Brexit có ảnh hưởng nào đến chi tiêu của người tiêu dùng Pháp cũng như đầu tư.
Điều này không phải là không có căn cứ, bởi từ tháng 5 vừa qua, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã yêu cầu các ngân hàng lớn trong khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone chuẩn bị các phương án, kế hoạch khẩn cấp nếu xảy ra kịch bản Anh rời EU.
ECB khẳng định sẽ theo dõi sát sao các diễn biến của thị trường tài chính Anh, châu Âu cũng như toàn thế giới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trung ương của các nước để cập nhật thông tin và có các điều chỉnh phù hợp. Tuyên bố của ECB nêu rõ: "Sau khi có kết quả cuộc trưng cầu ý dân ở Anh, ECB đang giám sát chặt chẽ thị trường tài chính và liên hệ chặt chẽ với các ngân hàng trung ương khác".
ECB cũng cam kết sẵn sàng bơm thêm tiền mặt bằng đồng euro và các đồng tiền khác để đảm bảo tính thanh khoản của thị trường, giữ giá cả hàng hóa ở mức ổn định. Bên cạnh đó, ECB đã quyết định cung cấp những khoản vay có lãi suất thấp trị giá lên tới 400 tỉ euro cho các ngân hàng với kỳ hạn 4 năm. Đây là một phần của chương trình “hoạt động tái cấp vốn dài hạn mục tiêu” mà ECB triển khai từ năm 2014, giúp hạn chế các tác động tiêu cực của Brexit đến hệ thống tài chính.
Franc Thuỵ Sĩ: Ngược với đồng Euro, đồng Franc của Thụy Sĩ bật tăng mạnh lên mức cao nhất từ tháng 8/2015 so với đồng Euro sau khi kết quả trưng cầu ý dân được công bố. Sáng 24/6, tỷ giá đồng Franc Thụy Sĩ 1 Euro đổi được 1,06 Franc Thụy Sĩ, sau khi ngân hàng Thụy Sĩ đã có những động thái can thiếp mức tỷ giá là 1,09 Franc Thụy Sĩ đổi được 1 Euro.
Sau khi có kết quả Brexit ở Anh, Tổng thống Thụy Sĩ Johann Schneider-Ammann nhận định, điều này có thể tác động đến kinh tế nước này. Sở dĩ như vậy là do Brexit do cử tri Anh quyết định làm tăng những hoài nghi đối với kinh tế châu Âu và sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Thụy Sĩ.
Cụ thể, ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ đã can thiệp vào thị trường ngoại hối trước áp lực tăng giá của đồng Franc Thụy Sĩ do kết quả Brexit.
Yen: Ngày 24/6, yên Nhật tăng 7,2% so với USD lên 99,02 JPY/USD đồng thời tăng so với 16 đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.
Việc nước Anh quyết định rời khỏi mái nhà chung châu Âu sẽ tác động mạnh tới các doanh nghiệp Nhật Bản, đối tác thương mại lớn nhất của Anh. Nhiều doanh nghiệp nước này chọn đầu tư vào Anh bởi điều này giúp họ tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường EU rộng lớn và nhiều tiềm năng. Thế nhưng giờ đây, khi mối quan hệ Anh – EU đứng trước nguy cơ đứt gánh, các doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt với các rào cản về thuế và thủ tục hành chính, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh doanh, khiến họ phải đối mặt với những nguy cơ thu hẹp quy mô hoạt động.
Giới chức Nhật Bản đã lên tiếng bày tỏ lo ngại khi yên vượt ngưỡng 100 JPY/USD lần đầu tiên kể từ tháng 11/2013 khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU hôm 23/6 vừa qua. Tuy Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso tuyên bố ông đã sẵn sàng hành động nếu cần thiết, song ông cũng từ chối bình luận về khả năng can thiệp đơn phương hoặc hành động hợp tác với đối tác G7.
Nhật Bản đang xem xét các biện pháp, kể cả đơn phương can thiệp vào thị trường tiền tệ, nhằm ngăn đà tăng của yên, tờ Nikkei đưa tin.
Việc can thiệp sẽ được tiến hành nếu nhu cầu yên bất ngờ tăng mạnh sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit) và có đủ áp lực lên nền kinh tế cũng như lạm phát. Tờ Nikkei cũng dẫn lời một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, Nhật Bản có thể hành động mà không cần sự đồng thuận của Mỹ trong “cuộc chiến” bảo vệ “lợi ích quốc gia”.
Sau 4 năm giảm liên tiếp, yên đã tăng 18% từ đầu năm đến nay so với đồng bạc xanh trong bối cảnh lo ngại Brexit sẽ kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đầu năm nay, yên tăng giá do đồn đoán tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Mỹ đều giảm tốc.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet