Tăng trưởng sản xuất, cùng với công suất hậu cần và cơ sở hạ tầng bị hạn chế tại một số khu vực có thể khiến thế giới bị thiếu nguồn cung thịt heo và cạnh tranh gia tăng đối với các đối tác thương mại tiềm năng, theo báo cáo quí II/2019 của Rabobank.
"Thiệt hại gia tăng đối với đàn heo của Trung Quốc dưới ảnh hưởng của dịch ASF được dự báo sẽ khiến nguồn cung thịt heo thiếu hụt 16 triệu tấn vào cuối năm 2019", ông Christine McCracken, chuyên gia phân tích cấp cao về protein động vật, cho biết.
Tuy nhiên, cho tới khi Trung Quốc gia tăng kiểm soát dịch ASF và có thể tái đàn, quốc gia tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới sẽ cần tìm kiếm các nguồn protein thay thế để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Trung quốc sẽ cần tăng sản xuất các loại protein khác và tăng cường nhập khẩu với nỗ lực lấp đầy khoảng trống mà nguồn cung thiếu hụt tạo ra. Mặc dù vậy, tranh chấp thương mại đang leo thang và cơ sở hạ tầng hạn chế có thể giới hạn các lựa chọn của quốc gia châu Á.
Tiêu thụ thịt heo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã giảm 10 - 15% tính đến đầu tháng 6, vì lo ngại về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, Rabobank cho biết. Khối lượng tiêu thụ biến động lớn giữa các kênh phân phối khác nhau.
Các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn cảnh giác với rủi ro dịch ASF
Với ngành chăn nuôi khảo sát toàn bộ phạm vi thiệt hại từ dịch ASF, thách thức của việc tái đàn, và khả năng nhiễm dịch trở lại, thị trường ngày càng lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung. Thiệt hại sản lượng ước tính trong khoảng 25 - 35%, có thể dẫn tới sự chênh lệch về nguồn cung mà khó có thể bù đắp trong ngắn hạn.
Ngành công nghiệp Mỹ cảnh giác, chuẩn bị cho nhu cầu xuất khẩu mạnh mẽ
Sau vài tháng ghi nhận lợi nhuận giảm, các nhà sản xuất heo Mỹ thu được gần 50 USD/con heo. Sự đảo chiều doanh thu này đang thúc đẩy một số nhà sản xuất hàng đầu xem xét lại kế hoạch mở rộng sản xuất.
Mặc dù sinh lời, ngành chăn nuôi heo Mỹ vẫn chịu rủi ro tiềm năng từ sự xâm nhập của dịch ASF vào biên giới quốc gia, hoặc khó tiếp cận thị trường Trung Quốc trong tương lai.
Bỉ tiếp tục bùng phát dịch ASF, ngành chăn nuôi châu Âu tập trung vào kiểm soát dịch bệnh
Các nhà sản xuất châu Âu duy trì cảnh giác cao khi rủi ro ASF đe dọa khả năng đáp ứng nhu cầu thương mại đang gia tăng trên toàn cầu. Giá thịt heo leo thang và lợi nhuận lớn tiềm năng có thể dẫn tới sự tăng trườn nhanh hơn tại một số khu vực thuận lợi.
Mặc dù vậy, sản xuất nhìn chung có thể không phản ứng kịp với nhu cầu vì những giới hạn về cấu trúc khác.
Brazil: Ánh sáng cuối con hầm
Sự phục hồi của nhu cầu thịt heo toàn cầu có thể mang lại lợi ích cho Brazil, quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu. Có vị thế tốt để xuất khẩu sang châu Á, cũng như định vị lại trên thị trường Nga, các nhà sản xuất thịt heo Brazil sẽ ghi nhận lợi nhuận lớn nhất trong nhiều năm.
Tuy nhiên, sau nhiều gián đoạn xuất khẩu, Rabobank dự đoán ngành công nghiệp thịt heo Brazil không thể phản ứng nhanh như một số quốc gia khác.

Nguồn: Kinh tế & tiêu dùng