Theo Caixin/Markit PMI tăng lên 50,6 cao hơn mức dự báo của thị trường là 48,7 và tăng so với 48,6 của tháng 6.
Chỉ số PMI đạt ngưỡng trung bình 50 chứng tỏ sản xuất công nghiệp tăng, lần đầu tiên tăng kể từ tháng 2/2015.
Sản xuất công nghiệp chạm mức cao trong hai năm và đạt tốc độ tăng nhanh nhất trong 17 tháng do nhu cầu trong nước tăng.
Số liệu việc làm tăng chậm nhưng tỷ lệ thất nghiệp vẫn đáng kể, các cuộc khảo sát chính thức và tư nhân chưa chỉ rõ có bất kỷ áp lực nào cho thị trường lao động, một yếu tố quan trọng để đánh giá của các nhà hoạch định chính sách.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu mới tiếp tục giảm, nhưng tốc độ giảm chậm nhất trong 8 tháng, thậm chí các nhà phân tích cho biết làn gió ngược từ thương mại toàn cầu tiếp tục mạnh mẽ.
Nền kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu có dấu hiệu ổn định do thực hiện các chính sách tài khóa chủ động dần dần," Giám đốc phân tích kinh tế vĩ mô Zhengsheng Zhong tại CEBM Group cho biết.
"Nhưng áp lực về tăng trưởng kinh tế vẫn còn, và chính sách tài chính và tiền tệ tiếp tục hỗ trợ," Zhong nói.
Báo cáo lợi nhuận công nghiệp tăng với tốc độ nhanh nhất trong tháng 6, mặc dù lợi nhuận đã được tập trung ở một số ngành công nghiệp bao gồm điện tử, thép, chế biến dầu. 
Dữ liệu kinh tế Trung Quốc quý II tăng nhẹ hơn dự kiến, nhờ vào sự bùng nổ nhà ở và chính phủ chi tiêu cho cơ sở hạ tầng đẩy nhu cầu đối với vật liệu từ xi măng đến sắt thép.
Tuy nhiên, đầu tư tư nhân đã giảm xuống mức thấp kỷ lục và rủi ro tài chính đang tăng do nợ tiếp tục tăng, các nhà phân tích cho biết.
Chi phí đầu vào tăng mạnh trong tháng 7 sau khi giảm trong tháng 6 và là mức cao nhất kể từ tháng 4, cuộc khảo sát cho thấy.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet