Trong khi chỉ số giá tiêu dùng tại Trung Quốc cũng tăng cao hơn kỳ vọng, lên cao nhất trong gần 3 năm, số liệu ngày 14/2 cho thấy.

Giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng Tết Nguyên đán chủ yếu do chi phí thực phẩm và dịch chuyển tăng.

Mặc dù vậy, áp lực lạm phát tăng nhanh tại Trung Quốc và nhiều nước khác đang làm dấy lên việc thắt chặt tiền tệ trong năm nay, sau nhiều năm duy trì ở trạng thái siêu lỏng nhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế.

 Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng lãi suất ngắn hạn trong vài tuần gần đây do dự báo rủi ro từ sự bùng nổ nợ tăng. Trong khi đó, vào tuần trước ngân hàng trung ương Ấn Độ  bất ngờ đưa ra tín hiệu kết thúc chu kỳ nới lỏng dài nhất kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu, và nguy cơ lạm phát cao.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích tin rằng áp lực giá tăng lên ở Trung Quốc có thể xảy ra trong ngắn hạn, và giá lương thực tăng trong tháng 1 có thể chỉ là tăng theo mùa và giá sản xuất giảm.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Trung Quốc cũng tăng nhanh lên 2,5% trong tháng Giêng so với một năm trước, mức cao nhất kể từ tháng 5/2014. Mức tăng này cũng cao dự báo của các nhà phân tích theo cuộc khảo sát của Reuters là 2,4%; nhưng nó vẫn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.

Giá thực phẩm - thành phần lớn nhất trong các mặt hàng tính CPI tại Trung Quốc – đã tăng 2,7% trong tháng 1, dẫn đầu bởi một sự gia tăng 7,1% của giá thịt lợn, mặt hàng thực phẩm chính của người Trung Quốc. Chi phí nhiên liệu tăng 16,5% so với năm trước, mức tăng lớn nhất trong số các thành phần tính CPI.

 Chỉ số giá sản xuất (PPI) tại Trung Quốc tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng 5,5% của tháng 12 và là mức tăng cao nhất kể từ tháng 8/2011.

Sự tăng mạnh của PPI được thúc đẩy bởi một sự gia tăng 31,0% trong chi phí khai thác khi giá than tăng, mức tăng lớn nhất kể từ đầu năm 2010.

Mức tăng này cũng cao hơn nhiều dự đoán của thị trường là 6,3%.

Tuy nhiên, so với tháng trước PPI tháng 1 tại Trung Quốc chỉ tăng 0,8%, thấp hơn mức tăng 1,6% của tháng 12.

Hoạt động nhập khẩu lớn của Trung Quốc về than, dầu thô, quặng sắt và vật liệu công nghiệp đã giúp giá các mặt hàng nguyên vật liệu cơ bản phục hồi mạnh trong những tháng gần đây, qua đó gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất và chế biến.

 Động thái thắt chặt tiền tệ của PBoC trong những tháng gần đây, theo các nhà phân tích, chủ yếu xuất phát từ lo ngại về rủi ro đầu cơ và nợ chứ không phải lạm phát.

 “Lạm phát không phải là động lực chính của chính sách tiền tệ vào lúc này... Tôi nghĩ rằng họ (PBOC) sẽ thắt chặt (tiền tệ) hơn trong năm nay, nhưng nguyên nhân chính là rủi ro tín dụng và lo ngại về mức đòn bẩy quá cao cùng những gì đang xảy ra trên thị trường bất động sản”, chuyên gia Evans-Pritchard của Capital Economics cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

Nguồn: Vinanet