Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.221 VND/USD (giảm 5 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN lên mức 23.175 - 23.868 VND/USD (giữ nguyên giá mua vào nhưng giảm 5 đồng giá bán ra).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch trong khoảng 22.524 - 23.918 VND/USD: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.070 – 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.090 – 23.260 VND/USD, không đổi. Đông Á niêm yết 23.120 - 23.260 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Techcombank niêm yết 23.076 - 23.276 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.080 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 10 đồng giá mua nhưng giá bán không đổi.
Sacombank niêm yết 23.083 - 23.263 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 1 đồng cả 2 chiều mua bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.094 - 23.274 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 2 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.090 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.170 đồng/USD và bán ra 23.200 đồng/USD, không đổi 3 ngày liên tiếp ở cả 2 chiều mua bán.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 11h15 có 5 ngoại tệ tăng giá, 10 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 9 ngoại tệ tăng giá và 13 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 16/7/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.923,84 (-2,64)

16.049,68 (-2,75)

16.468,02 (-3,81)

Đô la Canada

CAD

16.880,31 (+104,42)

17.001,83 (+105,20)

17.373,09 (+104,95)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.867,92 (-117,90)

24.308,91 (-138,94)

24.617,86 (-120,31)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.251,20 (+9,52)

3.268,81 (+2,32)

3.379,90 (+1,98)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.478 (-1,52)

3.643,22 (-1,31)

Euro

EUR

26.090,43 (-16,42)

26.211,01 (-16,40)

26.886,42 (-17,44)

Bảng Anh

GBP

28.685,50 (-50,21)

28.891,58 (-41,79)

29.414,37 (-52,84)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.801,61 (+0,18)

2.934,61 (-0,16)

3.047,89 (-0,18)

Rupee Ấn Độ

INR

0

307,96 (+1,19)

320,04 (+1,23)

Yên Nhật

JPY

212,43 (+0,29)

213,93 (+0,29)

219,67 (+0,39)

Won Hàn Quốc

KRW

17,16 (-0,02)

18,48 (+0,20)

20,71 (-0,19)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.158,33 (+32,43)

78.107,38 (+33,67)

Ringit Malaysia

MYR

5.095,74 (-1,80)

5.338,22 (+0,11)

5.577,86 (-0,91)

Krone Na Uy

NOK

0

2.425,31 (+9,39)

2.548,29 (+9,73)

Rúp Nga

RUB

0

310,14 (-1,21)

371,28 (-0,24)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.168,17 (+ 2,82)

6.410,20 (+2,94)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.486,65 (-2,49)

2.605,99 (-2,48)

Đô la Singapore

SGD

16.394,04 (-4,41)

16,502,34 (-4,39)

16.871,86 (-3,19)

Bạc Thái

THB

679,18 (-2,09)

715,62 (-2,38)

759,63 (-2,32)

Đô la Mỹ

USD

23.087,88 (+2,62)

23.102,50 (+1)

23.269,12 (+1,38)

Kip Lào

LAK

0

2,24

2,54

Ðô la New Zealand

NZD

14.977 (-6)

15.072 (+17,40)

15.373 (+2,67)

Đô la Đài Loan

TWD

712,70 (-0,41)

761 (-1)

831,49 (-0,96)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

462

492

ZAR

0

1.573

1.974

Tỷ giá USD thế giới giảm

USD Index giảm 0,22% xuống 95,995 điểm vào lúc 6h35 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,06% lên 1,1417. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,08% lên 1,2591. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm xuống 106,92.
Tâm lí rủi ro đã hồi sinh trên thị trường tiền tệ khi những tiến bộ trong việc phát triển vắc-xin COVID-19 giúp cổ phiếu tăng giá trở lại, đẩy tỷ giá USD xuống mức thấp nhất trong một tháng. Cụ thể, USD Index giảm xuống dưới mức 96 lần đầu tiên kể từ tháng 6.
Theo báo cáo, công ty Moderna của Mỹ đã sản xuất một loại vắc-xin COVID-19 có khả năng kích thích phản ứng miễn dịch ở tất cả 45 tình nguyện viên. Tin tức trên đã tạo ra tâm lí lạc quan cho thị trường với hi vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát.
Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn cần thận trọng với diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, trong khi Mỹ vẫn đang phải đối mặt với tác động kinh tế do làn sóng lây lan COVID-19 lần thứ hai. Florida, nơi đã trở thành tâm chấn của đợt bùng phát mới, đã báo cáo 133 trường hợp tử vong do COVID-19 vào ngày 14/7, đưa số người chết lên hơn 4.500.
Trong số các loại tiền tệ liên quan đến hàng hóa rủi ro, đồng đô la Canada tăng hơn 0,62%; đồng đô la Úc tăng 0,60% và đô la New Zealand tăng 0,52%. Bên cạnh đó, tỷ giá đồng euro cũng leo lên lên mức cao nhất trong 4 tháng so với đồng bạc xanh.
Hiện tại, đồng tiền chung châu Âu đã được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trước hết, đó là sự suy yếu của đồng USD và tiếp theo là những kì vọng về việc các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ đạt được thỏa thuận về một quĩ phục hồi để khắc phục các hậu quả kinh tế do đại dịch gây ra.
Theo nhóm chuyên gia phân tích tại Action Economics, nhiều khả năng gói tài trợ trị giá 750 tỉ euro sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh EU trong tuần này.
Ngày 14/7, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez rằng Đức sẽ thúc đẩy để đạt được thỏa thuận về hỗ trợ. Trong khi đó, văn phòng của tổng thống Pháp cũng tin rằng EU sẽ sớm tìm được tiếng nói chung về kế hoạch phục hồi và ngân sách, theo tin tổng hợp từ Reuters.