Nhưng có một cuộc chiến quan trọng tổ chức xuất khẩu dầu mỏ này đang chiến thắng cho đến nay: các thành viên của họ đã kiếm thêm tiền trong năm nay so với năm ngoái và triển vọng thu nhập tăng có thể thúc đẩy OPEC gắn kết với việc cắt giảm sản lượng thậm chí cắt giảm sâu hơn.
Việc cắt giảm sản lượng lần đầu tiên của OPEC trong 8 năm qua đã khiến tổ chức này thu được 1,64 tỷ USD mỗi ngày từ đầu năm tới nay, tăng hơn 10% so với nửa cuối năm 2016, theo tính toán của Reuters dựa trên số liệu sản lượng trung bình của OPEC và giá dầu thô tăng cho đến 20/6/2017.
So với nửa đầu năm 2016, khi giá dầu giảm xuống mức thấp 12 năm gần 27 USD/thùng, sự gia tăng trong thu nhập là một con số ấn tượng 43%, mặc dù sản lượng của OPEC thay đổi ít.
Thu nhập có thể tăng đến hết năm nay như OPEC hy vọng, nếu dư thừa nguồn cung bị giảm đi. OPEC với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC ngày 25/5 đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018, sau khi thỏa thuận ban đầu diễn ra trong nửa đầu năm 2017.
Chakib Khelil, cựu Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria cho biết “tôi dự kiến lợi ích của OPEC là tăng trong nửa cuối năm 2017 do thị trường hạn hẹp trong quý 3 và quý 4, bất chấp dư cung từ khu vực ngoài OPEC không bị ràng buộc bởi thỏa thuận của OPEC và sản lượng từ Libya và Negeria cao hơn dự kiến”.
Ông ước tính thu nhập của OPEC tăng khoảng 8% trong nửa đầu năm 2017, sau động thái cắt giảm sản lượng tổng thể khoảng 4% được thông báo cuối năm 2016.
Cựu Bộ trưởng này cho biết “sự gia tăng tổng thể trong thu nhập của OPEC sẽ là 9 tới 10% đối với cả năm 2017 so với năm 2016”.
Quyết định cuối năm 2016 của OPEC trở lại chính sách hạn chế nguồn cung, hợp tác với Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, chấm dứt giai đoạn hai năm tổ chức này bơm dầu theo ý muốn để tăng thị phần và hạn chế sản lượng của đối thủ, mà đã làm tăng tốc độ giảm giá.
David Fyfe, nhà kinh tế trưởng tại công ty kinh doanh Gunvor cho biết “tôi nghĩ mức độ chảy máu thu nhập của Saudi Arabia trong giai đoạn 2014-2016 buộc họ trở lại bàn OPEC, trước khi việc này thực sự làm tình hình tồi tệ hơn đối với dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung khác ngoài OPEC được hoàn thành”.
Tính toán của Reuters dựa trên số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế và số liệu công bố bởi OPEC về sản lượng của họ theo ước tính của 6 nguồn thứ cấp.
Về giá, Reuters sử dụng rổ giá của OPEC, một chỉ số dầu thô đã bán bởi các nước thành viên.
OPEC và các thành viên ngoài OPEC dẫn đầu bởi Nga đã đồng ý ban đầu cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017. Nhưng với dư thừa nguồn cung đang chậm thay đổi, ngày 25/5 họ đã đồng ý kéo dài thỏa thuận này đến hết quý I/2018.
Giá giảm kể từ đó đã thúc đẩy một số đại biểu OPEC hỏi liệu thỏa thuận này đã đủ chưa, nhưng tổ chức này không vội vàng cắt giảm sản lượng sâu.
Sản lượng của Mỹ đang gia tăng đã phá hoại một số ảnh hưởng của thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Ngoài ra Libya và Nigeria, hai nước thành viên OPEC được miễn trừ khỏi việc cắt giảm đã tăng sản lượng, mặc dù không đủ để thay đổi bức tranh tổng thể việc cắt giảm sản lượng của OPEC trong giai đoạn 6 tháng.
Trong khi các nước OPEC vẫn chào đón thu nhập tăng thêm, họ vẫn không chặn được thâm hụt ngân sách. Công ty quản lý tài sản AB Bernstein ước tính để cân bằng sổ sách kế toán, Saudi Arabia cần giá dầu gần 75 USD/thùng.
Tuy nhiên, Fyfe cho biết thu nhập tăng trong nửa đầu năm nay sẽ có thể cung cấp cho các nhà sản xuất đủ động lực để tiếp tục và thậm chí xem xét các biện pháp tiếp nữa.
Lấy dầu thô Dubai làm chuẩn, giá từ đầu năm 2017 tới nay cao hơn 25% so với trung bình 41 USD/thùng năm ngoái, trong khi sản lượng của OPEC trong cùng khoảng thời gian này thấp hơn 2% hay 700.000 thùng/ngày so với mức trung bình năm 2016.
Ông Khelil cho biết ông nghĩ OPEC cần tiếp tục hạn chế nguồn cung ngoài thời hạn thỏa thuận hiện tại để bảo vệ sự gia tăng trong thu nhập năm nay.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet