Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, Nga và 9 thành viên khác đồng ý hạn chế sản lượng dầu mỏ khoảng 1,8 triệu thùng/ngày tới hết tháng 3/2018. Họ được dự kiến gia hạn thỏa thuận tại cuộc họp vào ngày 30/11 tại Vienna.
Nhà xuất khẩu dầu thô Saudi Arabia đang vận động hành lang các Bộ trưởng Dầu mỏ gia hạn thỏa thuận thêm 9 tháng.
Bộ trưởng Dầu mỏ Qatar, Mohammed al-Sada nói bên lề của một cuộc họp các nhà xuất khẩu khí đốt tại Santa Cruz, Bolivia “trong quan điểm của tôi, việc gia hạn thỏa thuận sẽ giúp chúng tôi ổn định thị trường này”.
OPEC đã thành công trong việc đưa tồn kho toàn cầu về gần mức trung bình 5 năm, nhưng tổ chức này cần thêm thời gian để tiếp tục hạn chế nguồn cung.
Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela cho biết thị trường dầu mỏ đã tìm thấy một số cân bằng khi tồn kho sụt giảm. Ông đưa ra mức giá dầu thô tối ưu từ 60 tới 70 USD/thùng để khuyến khích đầu tư.
Dầu thô Mỹ đạt mức cao hai năm tại 58,05 USD/thùng vào ngày 22/11, trong khi dầu thô Brent tăng 55 cent hay 0,9% lên 63,12 USD/thùng.
Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ ngày càng tăng đã gây khó khăn cho OPEC giảm dư cung toàn cầu. Sản lượng của Mỹ đạt mức kỷ lục trong tuần này ở mức hơn 9,6 triệu thùng/ngày, hướng tới mức sản lượng 10 triệu thùng/ngày trong những năm 1070.
Thị trường khí đốt cũng đang đối mặt với dư cung do sản lượng khí đá phiến tăng và sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng LNG tăng, có thể tìm thấy cân bằng trong năm 2025 sau khi nguồn cung vượt đỉnh vào năm 2020.
Qatar năm nay đã dỡ bỏ lệnh cấm tự phát triển mỏ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, sẽ cho phép tăng sản lượng trong những năm tới.
Mỏ khí đốt ngoài khơi chia sẻ với Iran chiếm gần như tất cả sản lượng khí đốt của Qatar và khoảng 60% doanh thu xuất khẩu của họ.
Thị trường khí đốt toàn cầu đang trải qua một quá trình chuyển đổi sâu rộng với nguồn cung LNG ngày càng tăng, chi phí sản xuất giảm đi và các nhà cung cấp truyền thống xem xét các dự án phi truyền thống nhu đá phiến.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet