Trong tháng này, Trung Quốc đã cam kết mua bổ sung 18,5 tỷ USD các sản phẩm năng lượng của Mỹ trong năm nay, nhưng hiệp định thương mại Mỹ - Trung Quốc đã áp dụng thuế quan, gồm thuế 25% với nhập khẩu LNG khiến LNG của Mỹ gặp bất lợi.
Michael Smith, giám đốc điều hành của Freeport LNG cho biết “Mỹ không có lợi nhuận khi cho phép bất cứ quốc gia nào tính phí 25%” cao hơn giá toàn cầu. Cho tới khi thuế đó được loại bỏ sẽ không có một khởi đầu giao dịch.
Xuất khẩu LNG là nguồn tăng nhanh nhất trong tiêu thụ khí của Mỹ, hơn gấp đôi kể từ năm 2017 phần lớn do nhu cầu của Châu Á. Giá giảm do nguồn cung toàn cầu đang tăng, và dư thừa dự kiến tăng. Tình hình này sẽ gây sức ép cho các nhà sản xuất LNG cắt giảm sản lượng và thêm vào các rào cản cho các nhà phát triển tìm kiếm nguồn tiền cho các dự án hàng tỷ USD.
Hiệp định thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc có thời hạn 2 năm, khiến khó khăn hơn cho các khách hàng và người bán bước vào các thỏa thuận dài hạn hơn. Theo Jason Feer, giám đốc bộ phận tình báo kinh doanh của công ty môi giới vận chuyển và tư vấn LNG Poten & Partners cho biết giai đoạn 1 được xem như một thỏa thuận “ngừng bắn” trái ngược với một hiệp ước.
Các khách hàng LNG tại Trung Quốc sẽ tránh các thỏa thuận dài hạn với Mỹ cũng như có một cơ hội thỏa thuận giai đoạn 1 mất hiệu lực mà không thực sự kết thúc tranh chấp thương mại. Họ có nguy cơ bán hết hàng mua ở Mỹ hay giảm thuế quan nếu thỏa thuận hiện nay hết hạn mà không có thay thế.
Dự trữ LNG gần đầy đã khiến giá nhiên liệu xuống mức thấp nhất gần một thập kỷ, 3,42 USD/mmBtu tại Châu Á và 4 USD/mmBtu tại Châu Âu. Công suất của Mỹ đã tăng khoảng 22 triệu tấn mỗi năm kể từ đầu năm 2019 và dự báo tăng 17,2 triệu tấn trong năm 2020.
Công ty dầu nhà nước Sinopec đã gần đạt được thỏa thuận với công ty xuất khẩu năng lượng của Mỹ Cheniere Energy, khi tranh chấp thương mại nổ ra. Nếu Sinopec đồng ý các điều khoản mua trong dài hạn, họ có thể ký các thỏa thuận mới. Cheniere và Sinopec đang xem xét lại các điều khoản cung ứng sau thỏa thuận giai đoạn 1.
Hàng chục các đơn vị xử lý LNG mới đang được lên kế hoạch ở Mỹ, với công suất vượt mức tiêu thụ toàn cầu năm 2018. Một số dự án này không thể được xây dựng.
Hiện nay việc vận hành các nhà máy ở Mỹ vẫn đang tăng công suất. Freeport dự kiến tăng công suất hàng năm 1,5 triệu tấn trong mùa hè và tăng tới 3 triệu tấn trong mùa thu.
Rival Kinder Morgan đang khởi động 7 bộ phận xử lý bổ sung sẽ đưa công suất của họ tăng thêm 2,5 triệu tấn trong năm nay. Họ đã bắt đầu xuất khẩu lần đầu tiên trong tháng 12/2019.
 

Nguồn: VITIC/Reuters