Thỏa thuận này được một số người coi như có ảnh hưởng lớn tại Iraq được thúc đẩy bởi Iran, sau khi Tehran giúp Baghdad dập tắt một phong trào độc lập mới nổi tại Kurdistan lên tới đỉnh điểm trong một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập. Sau khi trưng cầu dân ý, Iraq được Iran hỗ trợ cử một đội quân tới Kurdistan và lấy lại quyền kiểm soát Kirkuk và các mỏ dầu quanh thành phố phía bắc Iraq.
Trong các báo cáo trước đó về thỏa thuận trao đổi, một quan chức dầu mỏ Iraq đã cho biết ban đầu lượng dầu từ Kirkuk sang Iran sẽ là 30.000 thùng/ngày, nhưng có thể tăng lên 60.000 thùng trong năm nay - khoảng thời gian ban đầu của thỏa thuận này mà các bên đã đồng ý có thể tham gia.
Trong tương lai, các đối tác phải lên kế hoạch xây dựng một đường ống mới từ mỏ dầu Kirkuk sang biên giới Iran để thay thế cho việc vận chuyển bằng xe tải. Điều này cho thấy rằng mặc dù điều khoản ban đầu của thỏa thuận này chỉ 1 năm, nhưng có các kế hoạch thực hiện thỏa thuận trong dài hạn.
Reuters đã lưu ý vào tháng 12 năm ngoái rằng đường ống mới này có thể thay thế cơ sở hạ tầng từ Kirkuk - Ceyhan hiện nay, đó là một kênh chính để xuất khẩu dầu thô Kirkuk sang Thổ Nhĩ Kỳ và Địa Trung Hải. Iraq cũng sẽ xây dựng một đường ống mới dọc theo tuyến Kirkuk - Ceyhan để thay thế phần cơ sở hạ tầng hiện bị hư hỏng của .
Việc hoán đổi dầu cũng có thể gây ra mối quan hệ căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iraq - nhà sản xuất dầu mỏ lần lượt lớn nhất và lớn thứ hai của OPEC. Baghdad đã có mối quan hệ tốt với Saudi Arabia nhưng mối quan hệ ấm lên với Tehran dường như không ổn với Riyadh.
Nguồn: VITIC/oilprice.com
 

Nguồn: Vinanet