Kết thúc phiên (19/10) dầu Brent giao sau tăng 49 US cent lên 79,78 USD/thùng, dầu WTI tăng 47 US cent lên 69,12 USD/thùng. Trong tuần này dầu Brent đã giảm 0,9%, trong khi dầu WTI giảm 3,1%, cả hai hợp đồng này đều giảm khoảng 7 USD/thùng so với mức cao nhất 4 năm đã thiết lập hồi đầu tháng 10/2018.
Chênh lệch giữa dầu WTI và Brent nới rộng nhất kể từ ngày 8/6/2018, đạt 11 USD/thùng.
Mức tiêu thụ của nhà máy lọc dầu Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới tăng lên kỷ lục 12,49 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018. Số liệu này cho thấy hy vọng vào nhu cầu dầu của Trung Quốc, mặc dù tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong quý 3/2018, xuống mức thấp nhất kể từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Ba nguồn tin cho biết ủy ban giám sát của OPEC+ cho thấy mức tuân thủ của các nhà sản xuất dầu theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung giảm xuống 111% trong tháng 9/2018 từ 129% trong tháng 8/2018. Tổ chức OPEC đã dẫn đầu việc cắt giảm sản lượng cùng các nhà sản xuất khác kể từ đầu năm 2017 để hỗ trợ giá.
Andrew Lipow, chủ tịch của Hiệp hội Dầu Lipow cho biết “sản lượng tăng của các nước trong và ngoài OPEC không hoàn toàn tương đương với sự tổn thất nguồn cung của Iran, dựa vào những lo ngại thị trường về liệc liệu họ có thể thấp đầy hay không sự thiếu hụt nguồn cung này”. Thị trường đã tập trung vào các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran có hiệu lực từ ngày 4/11/2018 và sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thô từ Iran.
Áp lực giá trong tuần này là số liệu của chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô trong tuần trước tăng 6,5 triệu thùng, tăng tuần thứ 4 liên tiếp và gấp 3 lần dự đoán của giới phân tích.
Số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, một chỉ số sớn của sản lượng tương lai, tăng 4 giàn lên 873 giàn trong tuần này, cao nhất kể từ tháng 3/2015, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet