Nhà máy điện đốt than nên được loại bỏ tại Liên minh châu Âu EU vào năm 2030 để đáp ứng mục tiêu của Hiệp định Paris hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 20C. Tuy nhiên Người theo dõi Carbon (Carbon Tracker ) cho biết trong báo cáo rằng, khối này vẫn dựa vào nhà máy điện chạy than và chỉ 27% các nhà máy điện đốt than ở châu Âu có kế hoạch đóng cửa trước năm 2030, dựa vào ước tính về báo cáo của công ty và các chính sách loại bỏ của các nước.
44% các nhà máy điện đốt than ở châu Âu hiện nay bị lỗ và số này có thể tăng thành 97% vào năm 2030 do tăng giá carbon và các quy định chất lượng không khí nghiêm ngặt hơn, dựa trên mô hình từ các dự báo giá hàng hóa, chi phí hoạt động tài sản, lợi nhuận gộp và các chính sách của chính phủ.
Carbon Tracker cho biết khi phần lớn các nhà máy than thua lỗ vào năm 2030, EU có thể tránh tổn thất 22 tỷ euro (26 tỷ USD) bằng cách đóng cửa nhà máy điện thàn phù hợp với Hiệp định Paris.
Các nhà máy ở Đức có thể tiết kiệm 9 tỷ euro bằng cách loại bỏ than, trong khi Ba Lan có thể tiết kiệm 3 tỷ euro.
Các đơn vị tiện ích có lợi nhất trong việc loại bỏ than là RWE và Uniper của Đức, với việc tiết kiệm tương ứng 3 tỷ euro và 1,7 tỷ euro.
Nhà máy điện đốt than hiện nay chiếm 26% tổng sản lượng điện của EU.
Tuy nhiên chi phí hoạt động của nhà máy điện than có thể tăng cao hơn so với điện gió trên đất liền vào năm 2024 và pin năng lượng mặt trời vào năm 2027, trong khi các công nghệ lưu trữ năng lượng và các công ty giảm điện năng cung cấp ngày càng nhiều năng lượng dự phòng.
Việc phân tích của Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính hồi đầu năm cho biết hơn 100 nhà máy điện riêng lẻ - đại diện 1/3 của công suất nhà máy điện đốt than quy môi lớn ở châu Âu - đối mặt với việc nâng cấp chất lượng không khí hay đóng cửa do kết quả của hạn chế ô nhiễm.
Nhiều nhà điều hành nhà máy than cho biết than sẽ cần thiết trong hàng thập kỷ để cung cấp nguồn năng lượng ổn định do năng lượng tái tạo không liên tục.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet