Trên thị trường năng lượng, giá xăng tại Mỹ tăng mạnh do cơn bão Harvey đã làm công suất lọc dầu của nước Mỹ sụt giảm hơn 19%. Siêu bão Harvey đang hoành hành ở khu vực duyên hải có nhiều nhà máy lọc dầu hoạt động của bang Texas (Mỹ) khiến hoạt động của các nhà máy lọc dầu tiếp tục bị đình trệ.
Kết thúc phiên giao dịch, giá xăng tại Mỹ tăng 4% lên 1,7833 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), mức cao nhất trong hơn hai năm qua.
Do công suất lọc dầu giảm nên giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) tại Mỹ sụt giảm 0,13 USD (0,3%) xuống 46,44 USD/thùng. Tuy nhiên, giá dầu Brent tại London vẫn tăng 0,11 USD (0,2%) lên 52 USD/thùng.
Do khu vực mà bão Harvey đổ bộ làm nhiều nhà máy lọc dầu phải đóng cửa, nên giới phân tích cho rằng tình trạng thừa nguồn dự trữ dầu nhiều năm qua ở Mỹ và giá dầu thấp có thể sẽ thay đổi. Tính tới tháng 1/2017, Mỹ có tổng cộng 141 nhà máy lọc dầu với công suất 18,6 triệu thùng/ngày. Hiện nhà máy lọc dầu ở Texas có công suất 5,6 triệu thùng/ngày, còn nhà máy lọc dầu Louisiana có công suất 3,3 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, ước tính cơn bão Harvey đã khiến công suất giảm hơn hai triệu thùng/ngày. Chuyên gia Jeffrey Halley của công ty môi giới OANDA cho rằng công suất lọc dầu của Texas có thể sẽ bị thiệt hại đáng kể và lâu dài. Dự báo, bão Harvey sẽ di chuyển chậm sang phía Đông và mưa lớn sẽ tiếp diễn cho đến ngày 1/9 ở Houston và các khu vực phía Đông Texas cũng như bang Louisiana, với lượng mưa từ 400 - 500 mm.
Tại Libya, nhà máy lọc dầu Zawiya cũng chỉ đang hoạt động nửa công suất do giếng dầu Sharara đóng cửa. Còn tại Colombia, bất ổn địa chính trị khiến đường ống dẫn dầu lớn thứ hai nước này là Cano-Limon Covenas bị ngừng hoạt động. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng thị trường năng lượng thế giới vẫn đang chịu áp lực bởi nguồn cung dầu thô trên toàn cầu vẫn khá dồi dào.
Ngân hàng Jefferies đã hạ dự báo giá dầu Brent quý IV/2017 xuống 55 USD/thùng, so với mức ước tính 60 USD/thùng đưa ra trước đó, và cũng hạ dự báo về giá dầu năm 2018 xuống 57 USD/thùng từ mức 64 USD/thùng dự báo trước đó.
Nhà kinh doanh có tiếng trong lĩnh vực năng lượng Andy Hall, được mệnh danh là “ông hoàng dầu mỏ” sau khi Citigroup Inc. cũng kém lạc quan về tương lai của thị trường dầu mỏ khi cho biết về trung hạn, thị trường dầu mỏ sẽ "còn nhiều thách thức” và do giá dầu WTI vừa quay lại mức trên 50 USD/thùng nên có thể các nhà khai thác dầu khí đá phiến sẽ tăng sản lượng trong năm 2018.
Ông cho biết về trung hạn, thị trường dầu mỏ sẽ "còn nhiều thách thức” và do giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) vừa quay lại mức trên 50 USD/thùng nên có thể các nhà khai thác dầu khí đá phiến sẽ tăng sản lượng trong năm 2018. Những nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không những không cải thiện tình hình mà còn khiến thị trường suy yếu hơn.
Theo nhận định của ông Hall, hiện giờ thị trường dầu thô gần như không thể hoạt động dựa trên xu hướng cơ bản về cung - cầu, mà phần lớn phụ thuộc vào các hợp đồng tương lai trên hệ thống máy tính.
Với tình hình này, các nhà đầu tư “không thể tiếp tục mạo hiểm” như trước vì tác động của sự gia tăng sản lượng dầu khí đá phiến là không thể lường trước và giá dầu sẽ không thể ổn định trong một thời gian dài.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cùng với sự phát triển của công nghệ, các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ cắt giảm chi phí và tăng năng suất. Mặt khác, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các dòng xe điện, công nghệ hiện đại giúp tiết kiệm nhiên liệu, tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá nhiên liệu tăng, giới chuyên gia dự báo năm 2030 hoặc thậm chí năm 2024 có thể là năm cuối cùng nhu cầu dầu mỏ lên đến đỉnh điểm.
Theo Goldman Sachs, sự tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu là Ấn Độ, có thể đẩy lùi thời hạn nhu cầu về dầu mỏ "đứng im" đến năm 2030. Tuy nhiên, nhu cầu dầu mỏ trong thập kỷ tới vẫn giảm dần do nhu cầu của ngành vận tải ngày càng ít đi. Goldman Sachs ước tính đến năm 2030, lượng xe ô tô điện trên toàn cầu sẽ tăng hơn 40 lần, lên 83 triệu xe từ mức 2 triệu xe trong năm 2016. Bloomberg New Energy Finance (BNEF) cũng dự báo đến năm 2040, xe chạy điện sẽ chiếm 30% tổng số ô tô toàn cầu, đạt 530 triệu chiếc, giúp giảm tiêu thụ khoảng 8 triệu thùng dầu/ngày. Con số này lớn hơn lượng xuất khẩu hiện tại của Saudi Arabia - hiện ở mức 7 triệu thùng/ngày. Goldman Sachs dự báo mức tăng nhu cầu tiêu thụ dầu hàng năm trong giai đoạn 2017-2022 là 1,2% và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 0,7% vào năm 2025 và 0,4% vào năm 2030. Trong khi đó, nhu cầu dầu mỏ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 1,6% từ năm 2011 đến năm 2016. Theo Goldman Sachs, ngành công nghiệp hóa dầu sẽ thế chân ngành vận tải trở thành nơi tiêu thụ dầu mỏ chính. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh của các nguồn nguyên liệu khác như khí tự nhiên, nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của các nhà máy lọc dầu cũng sẽ giảm. Các nhà phân tích dự báo các chế phẩm dầu mỏ sẽ trở nên dư thừa trong 5 năm tới, do sức tiêu thụ giảm dần và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2016 do những lo ngại về tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên lại dấy lên sau khi CHDCND Triều Tiên vừa phóng thêm một quả tên lửa đạn đạo, khiến giới đầu tư tìm đến các tài sản an toàn cao như vàng.
Tại New York, giá vàng giao ngay tăng 0,4% lên 1.314,52 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức 1.325,939 USD/ounce - cao nhất kể từ ngày 9/11/2016, vàng giao tháng 12/2017 cũng tăng 0,3% lên 1.318,90 USD/ounce.
Sáng sớm ngày 29/8 (giờ địa phương), Triều Tiên đã phóng một quả tên lửa đạn đạo lên độ cao 550 km, bay xa 2.700 km qua vùng trời Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương ở khu vực phía Bắc Hokkaido. Vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên được thực hiện chỉ ba ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng ba tên lửa tầm ngắn và động thái trên làm tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên có chiều hướng gia tăng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo "các hành động đe dọa và làm bất ổn sẽ chỉ gia tăng sự cô lập đối với Triều Tiên trong khu vực cũng như trên toàn thế giới", đồng thời cho biết Washington đang cân nhắc "tất cả mọi phương án" liên quan tới bán đảo Triều Tiên.
Tình hình trên khiến các nhà giao dịch đổ xô tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn, qua đó giúp vàng hưởng lợi. Giá vàng giao ngay đã tăng mạnh 1,4% trong phiên giao dịch đầu tuần (ngày 28/8), vượt ngưỡng 1.300 USD/ounce sau phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) giúp đẩy đồng euro đi lên và làm đồng USD yếu đi. Vàng tiếp tục duy trì sự "hưng phấn" trong ngày 29/8 khi các thị trường chứng khoán diễn biến ảm đạm.
Về những kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 1,3% lên 1.000 USD /ounce, sau khi có lúc leo lên mức cao nhất kể từ ngày 2/3 là 1.006,30 USD/ounce; giá bạc giao ngay tăng 0,2% lên 17,45 USD/ounce, sau khi có lúc chạm mức “đỉnh” của hai tháng rưỡi qua là 17,66 USD/ounce.
Trong tuần này các nhà đầu tư sẽ tập trung vào báo cáo dữ liệu việc làm Mỹ trong tháng 8 nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng của bản báo cáo này tới lộ trình các chính sách tiền tệ của Fed.
Tính từ đầu năm nay, chỉ số đồng USD giảm khoảng 10% do các nhà đầu tư lo ngại những bất ổn về chính sách kinh tế của tổng thống Donald Trump và mối nghi ngờ rằng Fed sẽ tăng lãi suất lần thứ 3 từ nay đến cuối năm. Giá vàng rất nhạy cảm với lãi suất tăng vì điều này sẽ tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ các tài sản không lợi suất như vàng, đồng thời đẩy giá đồng bạc xanh lên cao.
Trên thị trường nông sản, giá đường thô giảm mạnh trên 4% do hoạt động bán ra mạnh. Đường thô giao tháng 10 giá giảm 0,49 US cent tương đương 3,4% xuống 13,82 US cent/lb vào lúc đóng cửa, trước đó cùng phiên giá giảm 4,1% xuống 13,72 US cent/lb. Đường trắng giao tháng 10 giá giảm 6,5 USD tương đương 1,7% xuốn 378,20 USD/tấn, trước đó giá đạt 391,90 USD/tấn, mức cao nhất kể từ 4/8.
Cà phê cũng giảm giá trong phiên vừa qua, với arabica giao tháng 12 giảm 2,7 US cent tương đương 2,06% xuống 1,2865 USD/lb; robusta giao tháng 11 giảm 7 USD tương đương 0,33% xuống 2.105 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

46,44

-0,13

-0,3%

Dầu Brent

USD/thùng

51,00

+0,11

+0,2%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

34.440,00

+380,00

+1,12%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,97

-0,01

-0,34%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

182,50

+4,17

+2,34%

Dầu đốt

US cent/gallon

168,78

+2,23

+1,34%

Dầu khí

USD/tấn

488,75

+5,00

+1,03%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.110,00

+260,00

+0,54%

Vàng New York

USD/ounce

1.316,90

+2,00

+0,15%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.610,00

+16,00

+0,35%

Bạc New York

USD/ounce

17,49

+0,03

+0,18%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,10

+0,60

+0,99%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

996,95

+1,48

+0,15%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

945,30

+0,89

+0,09%

Đồng New York

US cent/lb

310,25

-0,20

-0,06%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

6.791,50

+125,50

+1,88%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.095,00

+25,00

+1,21%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.110,00

+46,50

+1,52%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.350,00

+25,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

348,25

-0,50

-0,14%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

430,75

+1,00

+0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

246,50

-5,25

-2,09%

Gạo thô

USD/cwt

12,65

+0,05

+0,36%

Đậu tương

US cent/bushel

939,75

+2,50

+0,27%

Khô đậu tương

USD/tấn

299,30

+0,10

+0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

34,82

+0,17

+0,49%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

500,00

+1,20

+0,24%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.959,00

-38,00

-1,90%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,65

-2,70

-2,06%

Đường thô

US cent/lb

13,82

-0,49

-3,42%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

131,15

-2,10

-1,58%

Bông

US cent/lb

69,91

-0,07

-0,10%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

361,70

-5,20

-1,42%

Cao su TOCOM

JPY/kg

216,70

+1,20

+0,56%

Ethanol CME

USD/gallon

1,45

-0,01

-0,41%

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg

 

 

 

Nguồn: Vinanet