Phát ngôn viên của Bộ Năng lượng và Khai thác Tài nguyên, Sujatmiko đã trả lời Reuters “đúng, đó là sự thật”, khi được hỏi để khẳng định lá thư đã được gửi. Sujatmiko cho biết lá thư đã được gửi cho OPEC vào ngày 24/5.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Khai thác Tài nguyên, Arcandra Tahar đã trả lời lá thư được gửi sau khi Indonesia được mời tái tham gia OPEC, bổ sung rằng sự trở lại sẽ chỉ có thể nếu nước nhập khẩu ròng dầu thô Indonesia có thể không bị cắt giảm sản lượng.
Ông Tahar cho biết “một vài nước tiếp cận với chúng tôi và nói chúng tôi tham gia lại vào OPEC, nhưng chúng tôi trả lời rằng chiến lược cắt giảm sản lượng của OPEC là không phù hợp với ưu tiên của quốc gia chúng tôi - đó là lý do chúng tôi rời bỏ”. “Chúng tôi là một trong những người sáng lập OPEC và họ muốn chúng tôi tham gia lại”. “Chúng tôi đang xem xét lời mời miễn là sản lượng của chúng tôi không bị cắt giảm”.
Theo Hadi Mustofa Djuraid, một nhiên viên đặc biệt cho Bộ trưởng, đề xuất của Indonesia đã được đồng ý về nguyên tắc với các thành viên khác trong tổ chức này, nhưng họ đang đợi một câu trả lời chính thức từ OPEC.
Tư cách thành viên OPEC của Indonesia đã bị đình chỉ trong tháng 12/2016, chưa tới một năm tái tham gia lại tổ chức này, sau khi nói họ có thể không đồng ý đề xuất cắt giảm sản lượng của tổ chức này.
Ngày 25/5 các thành viên của OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày để hạn chế nguồn cung toàn cầu và hỗ trợ giá. Họ đã tham gia cùng các nhà sản xuất chủ chốt khác, đáng kể là Nga đồng ý cắt giảm 600.000 thùng/ngày.
Indonesia đã sản xuất trung bình 829.000 thùng dầu mỗi ngày trong tháng 5, trên mức 815.000 thùng/ngày mục tiêu năm 2017 của họ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet