Công ty vận chuyển toàn cầu CMA CGM của Pháp thông báo rằng họ đã từ chối đàm phán với Iran, một cú đánh vào những nỗ lực của Tehran để thuyết phục các nước châu Âu giữ các công ty của họ hoạt động tại Iran bất chấp những đe dọa từ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Iran cho biết họ cần thêm giúp đỡ từ châu Âu để duy trì thỏa thuận hạt nhân với các cường quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận này hồi tháng 5 và thông báo các lệnh trừng phạt mới với Tehran. Washington đã yêu cầu các nước dừng mua dầu của Iran vào tháng 11 và các công ty nước ngoài dừng kinh doanh tại đó hoặc là đối mặt với danh sách đen của Mỹ.
Các cường quốc châu Âu vẫn hỗ trợ thỏa thuận hạt nhân này, cho biết họ sẽ thực hiện nhiều hơn để khuyến khích các doanh nghiệp của họ hiện diện tại Iran. Nhưng triển vọng bị cấm tại Mỹ dường như đủ để thuyết phục các công ty châu Âu tránh xa Iran.
Các Bộ trưởng Ngoại giao từ 5 nước ký thỏa thuận hạt nhân còn lại - Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và Nga - đã đưa ra một gói các biện pháp kinh tế cho Iran nhưng Tehran cho biết chúng vẫn chưa đủ.
Tổng thống Rouhani cho biết trên trang chính thức của ông “các nước châu Âu có ý chí chính trị sẽ phải duy trì mối quan hệ kinh tế với Iran dựa trên thỏa thuận hạt nhân JCPOA, nhưng họ cần phải thực hiện các biện pháp thiết thực trong thời gian hạn chế”.
Công ty CMA CGM, theo Liên hiệp quốc điều hành đội vận chuyển container lớn thứ 3 thế giới với hơn 11% công suất toàn cầu, cho biết họ sẽ ngừng dịch vụ đối với Iran do họ không muốn vi phạm các quy định.
Rodolphe Saade giám đốc CMA CGM cho biết trong một hội nghị kinh tế tại thành phố miền nam nước Pháp “do chính quyền Trump, chúng tôi đã quyết định kết thúc dịch vụ với Iran”. “Các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đang hơi do dự, vì có thể họ có mối quan hệ khác với Trump, nhưng chúng tôi tuân thủ các quy định”.
Lãnh đạo thị trường vận tại biển, A.P. Moller-Maersk của Đan Mạch, đã thông báo hồi tháng 5 họ đang rút khỏi Iran.
Trong tháng 6, PSA Group nhà sản xuất ô tô của Pháp đã dừng hoạt động liên doanh của họ ở Iran, và công ty dầu mỏ Total của Pháp cho biết họ hy vọng sẽ nhận được sự miễn trừ của Mỹ để tiếp tục dự án khí đốt trị giá nhiều tỷ USD ở nước này.
Patrick Pouyanne, giám đốc điều hành của Total cho biết công ty này có ít sự lựa chọn. Ông cho biết “nếu chúng tôi tiếp tục làm việc tại Iran, Total sẽ không thể tiếp cận thế giới tài chính của Mỹ”. “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ công ty này. Vì thế chúng tôi phải rời Iran”.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Bijan Zanganeh đã gọi sự căng thẳng giữa Tehran và Washington là một “cuộc chiến thương mại”. Ông cho biết điều đó không dẫn tới những thay đổi trong sản xuất và xuất khẩu dầu của Iran.
Ông cũng lặp lại những nhận xét của Rouhani rằng gói biện pháp của châu Âu không đáp ứng tất cả các yêu cầu kinh tế của Iran.
Một số quan chức Iran đã đe dọa chặn xuất khẩu dầu mỏ từ Vịnh để trả thù các lệnh trừng phạt nhằm đưa kinh ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran xuống bằng không.
Nguồn: VITIC/Retuers
 

Nguồn: Vinanet