Dự kiến xuất khẩu dầu thô của Iran giảm trong năm nay do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ, cộng với sự sụt giảm trong sản xuất của Venezuela và thiếu hụt tại Libya, Canada và Biển Bắc đã thúc đẩy giá dầu lên mức cao nhất kể từ năm 2014 trong những tuần gần đây.
OPEC và các nhà sản xuất chủ chốt khác gồm Nga đã nới lỏng việc cắt giảm sản lượng trong tháng 6/2018 để giảm tình trạng thiếu hụt trên thị trường.
Thỏa thuận này có hiệu quả tăng khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong đó Nga chiếm 200.000 thùng/ngày.
Ông Novak đã trả lời các phóng viên “nếu chúng tôi cần hơn 1 triệu thùng/ngày, tôi không loại trừ việc chúng tôi có thể bàn luận nhanh và đưa ra quyết định nhanh chóng”, ngoài ra các nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu có thể thực hiện cùng nhau và bàn luận về tình trạng thị trường qua điện thoại. Ông cũng cho biết Nga có thể vượt mức tăng 200.000 thùng/ngày nếu có nhu cầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết có những dấu hiệu rất hoan nghênh là sản lượng từ các nhà sản xuất hàng đầu được thúc đẩy và có thể đạt kỷ lục.
Tuy nhiên IEA cho biết sự gián đoạn đã nhấn mạnh áp lực lên các nguồn cung toàn cầu do công suất dự phòng sản xuất của thế giới có thể được mở rộng tới giới hạn.
Ông Novak cho biết giá dầu tăng trong năm nay sẽ bổ sung 2,5 nghìn tỷ rúp (40,14 tỷ USD) cho kho bạc nhà nước năm nay.
Bộ trưởng cũng cho biết cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc có một tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy giá biến động.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet