Nhiệt độ cao kỷ lục đã lan rộng trên toàn cầu, California trong vụ cháy rừng tồi tệ nhất, vụ thu hoạch lúa mì và ngô đang khô héo tại nhiều nơi trên thế giới, trong khi đó các vụ thiên tai liên quan tới khí hậu khác. Lĩnh vực năng lượng không được dự phòng. Các nhà máy điện hạt nhân tại châu Âu phải đóng cửa do mực nước sông quá thấp để làm mát nhà máy và sóng nhiệt trên nhiều châu lục đã làm hỏng lưới điện. Năm 2018 dự kiến là năm nóng thứ 4 được ghi nhận, chỉ vượt qua 3 năm trước đó.
Trong trong thị trường dầu mỏ, IEA cho biết trong một báo cáo mới là có sự hạ nhiệt sau đó. Sự gián đoạn nguồn cung đã làm xáo trộn thị trường này hồi đầu mùa hè đã phần nào dịu bớt. Libya đã khôi phục một phần sản lượng, Saudi Arabia và Nga đã bổ sung nguồn cung mới. Mối lo ngại cấp thiết về tình trạng thiếu hụt nguồn cung không còn thống trị trên các tiêu đề chính. Phía nhu cầu cũng chậm lại. Trong quý 1/2018, nhu cầu đã tăng ở tốc độ đáng kể 1,8 triệu thùng/ngày. Nhưng đã chậm lại đáng kể chỉ 1 triệu thùng/ngày trong quý 2 và quý 3/2018. IEA cho biết một phần là do số liệu quý 2 và quý 3/2018 được so với số liệu khá cao trong năm trước, khiến sự gia tăng trong năm nay kém ấn tượng. Tại các nước OECD châu Âu, nhu cầu trong quý 2/2018 thực sự sụt giảm so với năm trước.
Nhưng nhu cầu chậm lại không phải đơn giản là đặc tính thống kê. Giá dầu cao hơn - dầu Brent tăng khoảng 45% - đã bắt đầu tác động tới tiêu dùng. Tại Mỹ, tăng trưởng nhu cầu đã giảm một nửa từ quý 1 tới quý 2/2018.
Về phía giá giảm, cuộc chiến thương mại leo thang có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế chậm lại và trở lại làm giảm nhu cầu dầu. Hiện tại IEA cho biết nhu cầu sẽ quay lại mức mạnh hơn trong năm 2019 và cơ quan này đã điều chỉnh tăng dự báo của mình cho tăng trưởng nhu cầu năm tới lên 1,5 triệu thùng/ngày, tăng từ 1,4 triệu thùng/ngày trong báo cáo trước đó. Nhưng cuộc chiến thương mạnh có thể làm giảm viễn cảnh này.
Tuy nhiên, IEA cảnh báo giai đoạn hạ nhiệt có thể chỉ kéo dài một thời gian ngắn, và khi mùa hè kết thúc, mọi thức có thể nóng hơn trong thị trường dầu mỏ. Lý do chính đối với khó khăn trong tương lai là khả năng mất nguồn cung của Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
IEA cho biết “khi chúng tôi công bố báo cáo tới trong giữa tháng 9, chúng tôi sẽ chỉ có 6 tuần so với thời hạn chót của Mỹ cho các khách hàng ngưng mua dầu của Iran”.
Ước tính khả năng gián đoạn nguồn cung tại Iran trên tất cả các phương án, nhưng chúng tôi phải thu hẹp hơn gần đây. Cụ thể hơn, các nhà phân tích đang cùng tụ về phạm vi gián đoạn nguồn cung của Iran từ 700.000 thùng/ngày tới 1 triệu thùng/ngày. Trong thực thế những số liệu này từ chính phủ Mỹ do Bloomberg đưa tin, mặc dù chính quyền Trump đảm bảo rằng xuất khẩu của Iran đang giảm gần bằng không.
Với dầu đá phiến của Mỹ đang chậm lại và sự ngừng hoạt động từ Venezuela và Iran áp lực lên thị trường dầu mỏ có thể tăng lên vào cuối năm nay.
IEA kết luận “khi các lệnh trừng phạt dầu mỏ chống lại Iran có hiệu lực, kết hợp với vấn đề sản lượng ở nơi khác, việc duy trì nguồn cung toàn cầu có thể là rất khó khăn và sẽ mất chi phí để duy trì lượng dự phòng đầy đủ”.
Nguồn: VITIC/oilprice.com
 

Nguồn: Vinanet