Lô hàng đầu tiên tới Nhật Bản vào ngày 4/11/1969 hỗ trợ chuyển đổi hệ thống năng lượng của Nhật Bản, dựa vào dầu, than và khí đốt trong thời đại tăng trưởng cao, trước khi năng lượng hạt nhân được phát triển.
Nhưng tình trạng năng lượng của Nhật Bản đang trải qua sự thay đổi lớn sau thảm họa hạt nhân Fukushima trong năm 2011, đã thúc đẩy nhập khẩu LNG lên mức cao kỷ lục khi các lò phản ứng bị đóng và chính phủ tự do hóa thị trường khí đốt và năng lượng.
Nhu cầu LNG dự báo giảm ổn định khi thêm nhiều lò phản ứng hạt nhân được khởi động và năng lượng tái tạo được chính phủ hỗ trợ giá. Than cũng tăng kể từ thảm hỏa Fukushima nhưng áp lực xã hội về khí thải nghĩa là việc sử dụng nó được đặt câu hỏi.
Michiaki Hirose, chủ tịch Hiệp hội Khí Nhật Bản cho biết “Nhật Bản đang dẫn dắt sự phát triển của thị trường LNG, nhưng hiện nay chúng tôi phải suy nghĩ từ quan điểm toàn cầu vì nhu cầu của Nhật Bản sẽ giảm do dân số già và tỷ lệ sinh giảm”.
Ông Hirose cũng là chủ tịch của Khí Tokyo, nguồn cung khí lớn nhất cho thành phố.
Ngành công nghiệp khí đốt của Nhật Bản sẽ đóng góp giúp phát triển các thị trường LNG tại Đông Nam Á nơi nhu cầu năng lượng dự kiến tăng.
Bộ trưởng Công nghiệp của Nhật Bản cho biết hồi tháng 9/2019 rằng các công ty lĩnh vực tư nhân sẽ đầu tư 10 tỷ USD trong các dự án LNG, trong một chiến lược thúc đẩy thị trường LNG toàn cầu và củng cố an ninh nguồn cung năng lượng.
LNG là khí tự nhiên đã bị làm lạnh xuống -162 độ C. Ở nhiệt độ đó, khí tự nhiên trở nên lỏng, chiếm không gian ít hơn 600 lần so với trạng thái khí, khiến dễ dàng phân phối khắp nơi trên thế giới.
Ngày 4/11 đánh dấu 50 năm kể từ khi tàu "Polar Alaska" chở LNG tới cảng LNG Negishi tại Yokohama, gần Tokyo được điều hành bởi Tokyo Electric Power hiện nay là JERA, và Tokyo Gas, vận chuyển LNG từ dự án LNG Alaska thuộc sở hữu của Phillips Petroleum hiện nay là ConocoPhillips.
Nguồn: VITIC/Reuters