Nhưng trong một báo cáo hàng tháng OPEC cho biết sản lượng của họ giảm trong tháng 4/2019. Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cắt giảm sản lượng bất chấp giá dầu đạt kỷ lục trong năm 2019 trên 75 USD/thùng và Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi hành động để giảm giá dầu.
Thiếu hụt nguồn cung từ các thành viên OPEC là Iran và Venezuela, hai quốc gia bị trừng phạt của Mỹ đã làm sâu sắc thêm ảnh hưởng của thỏa thuận hạn chế sản lượng. Tổ chức các nhà sản xuất dầu mỏ OPEC+ sẽ nhóm họp trong tháng tới để xem xét có duy trì hiệp ước này ngoài tháng 6 hay không.
OPEC đã giảm ước tính tăng trưởng sản lượng dầu từ các quốc gia ngoài tổ chức này trong năm 2019 và cho biết sự gia tăng nhanh chóng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã chậm lại. OPEC nói “tăng trưởng sản lượng có thể chậm hơn so với năm ngoái trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến yếu hơn”. “Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đang đối mặt với hạn chế về hậu cần tốn kém”.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2019 trong 6 tháng. Các nhà sản xuất sẽ nhóm họp vào ngày 25 - 26/6 để quyết định có gia hạn thỏa thuận này hay không.
OPEC+ đã quay lại cắt giảm sản lượng trong năm nay do lo ngại rằng kinh tế suy giảm sẽ khiến sản lượng dư thừa. Nhưng nhu cầu không còn suy yếu tiếp nữa, do OPEC giữ ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu ổn định tại 1,21 triệu thùng/ngày trong năm 2019.
Tuy nhiên, báo cáo này cho biết dự trữ tại các nền kinh tế đã phát triển tăng trong tháng 3/2019 sau khi giảm trong tháng 2/2019.
Dự trữ trong tháng 3/2019 vượt mức trung bình 5 năm 22,8 triệu thùng, nhiều hơn so với trong tháng 2/2019. Báo cáo này cho thấy rằng nếu OPEC giữ tốc độ bơm trong tháng 4/2019 thì thị trường thế giới sẽ thiếu cung trong năm 2019.
Theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC sẽ cắt giảm 800.000 thùng/ngày và báo cáo này cho thấy các nhà sản xuất OPEC đang cắt giảm nhiều hơn hạn ngạch đó.
Tổng thể, sản lượng của OPEC trong tháng 4/2019 chỉ giảm 3.000 thùng/ngày so với tháng trước đó xuống 30,031 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Iran giảm nhiều nhất do Mỹ siết chặt các lệnh trừng phạt chống lại Iran.
Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia thực hiện cắt giảm tự nguyện thêm nữa, giúp bù cho sự gia tăng sản lượng tại Nigeria, Iraq và Libya.
Mức độ tuân thủ của 11 thành viên OPEC theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng đạt 150% trong tháng 4/2019, theo tính toán của Reuters, so với 155% đã báo cáo trong tháng 3/2019.
OPEC ước tính họ cần cung cấp trung bình 30,58 triệu thùng/ngày trong năm 2019 để cân bằng thị trường, tăng 280.000 thùng/ngày so với tháng trước một phần do triển vọng sản lượng của các quốc gia ngoài OPEC thấp hơn.
Điều này cho thấy nguồn cung năm 2019 sẽ thiếu hụt hơn 500.000 thùng/ngày nếu OPEC tiếp tục giữ tốc độ bơm chỉ hơn 30 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2019 và những thứ khác vẫn cân bằng. Báo cáo trong tháng trước đã chỉ ra thiếu hụt ít hơn.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet