Khoảng 2/3 lượng dầu xuất khẩu của Saudi Arabia sang châu Á, và những khó khăn của vương quốc này tại hai nhà nhập khẩu lớn nhất khu vực, Trung Quốc và Ấn Độ, là dấu hiệu của những vấn đề rộng hơn của họ trong các thị trường dầu mỏ.
Trong khi Saudi Arabia đang tăng tổng khối lượng dầu thô họ xuất sang Trung Quốc và Ấn Độ, họ đã dần bị mất thị phần, một cái gì đó có thể là quan tâm sâu sắc dựa trên tăng trưởng nhu cầu dầu hiện tại và tương lai phụ thuộc vào hai nước này. Saudi Arabia có thể phải suy nghĩ lại việc bán dầu dài hạn của họ qua các hợp đồng cố định.
Trong 10 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 42,72 triệu tấn dầu từ Saudi Arabia, tương đương với khoảng 1,03 triệu thùng/ngày. Điều này đại diện tăng 0,67% so với cùng kỳ năm 2015, nói cách khách xuất khẩu của Saudi Arabia sang Trung Quốc khá ổn định.
Vấn đề là tổng lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng 13,6% trong 10 tháng đầu năm 2016, và tất cả các đối thủ của Saudi Arabia đã được trả tiền mặt.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 27% lên 42,83 triệu tấn, nhiều hơn chút ít của Saudi Arabia và Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Iraq đã tăng 14,7%, từ Iran tăng 15,7%, từ Angola tăng 12,1% và Oman là 8,1%.
Thị phần của Saudi Arabia trong lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc là 13,7% trong 10 tháng đầu năm, giảm từ 15,1% trong năm 2015, trong khi thị phần của Nga tăng lên 13,7% từ mức 12,6%.
Tình trạng của Saudi Arabia không tốt hơn nhiều tại Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu lớn thứ hai của châu Á.
Saudi Arabia đã cung cấp 830.400 thùng/ngày sang Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm nay, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015, theo số liệu của Thomson Reuters.
Vấn đề là Iraq đã cung cấp 783.900 thùng/ngày trong 10 tháng đầu năm, tăng 24% trong khi Iran xuất 456.400 thùng/ngày tăng mạnh 114,6% do nước cộng hòa Hồi giáo này trở lại thị trường sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tấy về chương trình hạt nhân của họ.
Trong 10 tháng đầu năm, thị phần của Saudi Arabia tại Ấn Độ là 19,4%, giảm từ 19,7% trong năm 2015.
Thị phần của Iraq là 18,3% trong 10 tháng đầu năm, tăng từ 16,1% trong năm 2015, trong khi Iran là 10,6% tăng từ 5,2% trong năm 2015.
Aramco cần thay đổi chiến lược
Rõ ràng rằng Saudi Arabia đang vật lộn với thị phận tại hai nhà nhập khẩu lớn nhất châu Á, nhưng yêu cầu này đặt ra câu hổi là tại sao và vương quốc này có thể thực hiện những gì về điều đó?
Có thể là thời giản cho Saudi Aramco, công ty dầu mỏ nhà nước, để có một suy nghĩ lại về cách tiếp thị và bán dầu thô của mình.
Hiện nay Saudi chủ yếu sử dụng các hợp đồng kỳ hạn để cung cấp cho các khách hàng chủ chốt, sử dụng giá bán chính thức, được tính toán bằng cách sử dụng cấu trúc thị trường Dubai, kiến nghị từ các khách hàng và sự thay đổi giá trị của các sản phẩm dầu đã lọc.
Trong khi các khác hàng có thể phần nào thay đổi số lượng dầu thô họ mua theo các hợp đồng kỳ hạn, có rất ít cơ hội để mua dầu thô Saudi trên thị trường giao ngay.
Trên thực thế Saudi Arabia được cho là đã hủy một đề nghị hiếm có hàng giao ngay trong đầu tháng 10, với dự đoán OPEC cắt giảm sản lượng.
Việc thiếu linh hoạt trong tiếp thị dầu thô của Saudi Aramco có thể gây cản trở những nỗ lực tăng trưởng hay thậm chí duy trì thị phần tại châu Á.
Nếu các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc hay Ấn Độ quyết định họ muốn mua thâm dầu cho những gì họ đã ký hợp đồng, họ có thể hoặc yêu cầu Saudi cung cấp thêm hoặc họ có thể mua trên thị trường giao ngay. Có thể dễ dàng hơn mua trên thị trường giao ngay và rất có thể giá cũng rẻ hơn.
Vì cách thức Saudi Aramco thiết lập giá bán chính thức OSP, nhu cầu bổ sung từ các nhà máy dầu cung cấp trong một mức giá cao hơn cho những tháng sau đó, do OSP phản ứng với nhu cầu gia tăng.
Việc mua dầu thô trên thị trường giao ngay không nhất thiết đẩy giá OSP cao hơn, do đó các nhà máy lọc dầu có khả năng không yêu cầu Aramco hàng hóa bổ sung.
Việc mua dầu của Trung Quốc cho dự trữ chiến lược, với Ấn Độ tương tự, cũng chống lại chiến lược của Saudi hiện nay, do các khách hàng sẽ muốn việc mua bán mềm dẻo tối đa khi họ thấy giá rẻ hay các bể chứa trở nên sẵn sàng.
Các đối thủ cạnh tranh chính của Saudi Arabia ở châu Á xuất hiện linh hoạt trong cung cấp dầu mỏ, đặc biệt là Nga, mà có thể giải thích tại sao Trung Quốc tăng cường mua từ nước láng giềng phía bắc.
Nhìn chung, không có vấn đề nào xảy ra tại cuộc họp OPEC vào ngày 30/11, Saudi Arabia có thể tiếp tục đấu tranh duy trì thị phần của mình tại các nhà nhập khẩu hàng đầu châu Á.
Thật khó để thay đổi thói quan, nhưng dường như việc tiếp thị của Saudi Aramco và hệ thống định giá đang làm công ty này không thuận lợi trên thế giới nơi khách hàng có sự lựa chọn ngày càng tăng từ các nhà cung cấp dầu thô.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet