Trong tháng 4/2019, ô nhiễm dầu buộc Nga dừng bơm dầu qua đường ống Druzhba, một kênh dẫn dầu thô quan trọng sang Tây Âu và Đức. Sự thiếu hụt này khiến các nhà máy lọc dầu tranh giành nguồn cung và thời gian thiếu hụt không rõ ràng.
Xuất khẩu dầu của Iran dường như giảm tiếp trong tháng 5/2019 do Mỹ thắt chặt nguồn thu nhập chính của Tehran. Xuất khẩu từ Venezuela (cũng bị các lệnh trừng phạt của Mỹ) có thể giảm hơn nữa trong những tuần tới.
Thiếu thông tin là một mối đau đầu cho Nga và các đồng minh dẫn đầu là Nga, sẽ nhóm họp trong tháng 6/2019 để quyết định có gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng hay không. Một hội đồng các bộ trưởng nhóm họp trong ngày 19/5/2019 tại Saudi Arabia để bàn luận về thị trường và đưa ra các khuyến nghị.
Hai đại biểu từ OPEC cho biết tình trạng thiếu hụt tại Nga, thêm vào xuất khẩu sụt giảm của Iran và Venezuela, sẽ được bàn luận tại cuộc họp Jeddah.
Tuy nhiên, đại biểu này bổ sung giá dầu thô Brent gần 70 USD/thùng, giảm từ mức 75,60 USD/thùng cao nhất trong năm 2019, cho thấy không có rủi ro lớn về bất kỳ thiếu hụt nào.
Các nguồn tin khác của OPEC cho biết có mâu thuẫn quan điểm về tình trạng thiếu hụt đáng kể của Nga và sự phức tạp trong hệ thống đường ống của Nga nghĩa là vấn đề này không đơn giản.
Một đại biểu khác của OPEC nói “tôi hoàn toàn không thấy tác động về tình trạng thiếu nguồn cung”.
Các nhà phân tích tại Citigroup thấy tổn thất trong xuất khẩu của Nga đủ để tác động cân bằng giữa cung và cầu. Họ nói “trong khi khó khăn đánh giá tác động cuối cùng với cân bằng, mức độ nghiêm trọng của vấn đề này có thể lên tới 400 thùng dầu xuất khẩu của nga được rút khỏi thị trường trong thời gian dài hơn so với dự kiến ban đầu”.
Điều đó sẽ tiếp tục thắt chặt thị trường, OPEC đưa tín hiệu ngay cả trước khi đóng cửa đường ống Druzhba nhu cầu sẽ vượt nguồn cung hơn 800.000 thùng/ngày trong quý 3/2019. Việc cắt giảm sản lượng hơn nữa của Nga nghĩa là các nhà sản xuất trong liên minh OPEC+ giảm sản lượng nhiều hơn mức cam kết cắt giảm.
Toàn bộ sự sụt giảm trong xuất khẩu của Iran vẫn được thấy trong tháng này. Khách hàng lớn nhất của Tehran là Trung Quốc vẫn chưa cho biết liệu họ sẽ tiếp tục mua bất chấp các quyết định kết thúc miễn trừ của Mỹ hay không.
OPEC, Nga và các thành viên khác ngoài tổ chức này đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ ngày 1/1/2019 trong 6 tháng, một thỏa thuận thiết kế để giảm tồn kho và giảm giá dầu. Trong đó, OPEC đồng ý cắt giảm 800.000 thùng/ngày nhưng thực sự giảm nhiều hơn do tổn thất tại Iran và Venezuela, thành viên được miễn trừ khỏi việc cắt giảm tự nguyện theo thỏa thuận OPEC+.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã kêu gọi OPEC và Saudi Arabia, lãnh đạo của tổ chức này và yêu cầu họ giảm giá dầu. Tuy nhiên, Riyadh không muốn tăng nguồn cung nhanh chóng và có nguy cơ giá sụt giảm.
Một nguồn tin vùng Vịnh cho biết Saudi Arabia đã nhận được các yêu cầu mua dầu thô vừa phải từ các quốc gia trước đó nhập dầu của Iran, mặc dù sản lượng trong tháng 6/2019 sẽ vẫn tuân theo hạn ngạch của OPEC+.
Iraq, một thành viên khác của OPEC có thể nâng sản lượng trong thời gian ngắn cho biết họ sẽ không đơn phương quyết định bất kỳ sự gia tăng sản lượng nào.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet