Sản lượng dầu thô của Venezuela đã giảm dưới 1 triệu thùng/ngày vì các lệnh trừng phạt của Mỹ. Sản lượng của Iran có thể giảm tiếp nếu tháng 5/2019 Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt chống lại Tehran.
Việc cắt giảm sản lượng kết hợp đã khiến giá dầu thô tăng 32% trong năm nay lên gần 72 USD/thùng, thúc đẩy Tổng thống Mỹ Donald Trump gây áp lực cho OPEC nới lỏng những nỗ lực hỗ trợ thị trường. OPEC cho biết việc hạn chế phải duy trì, nhưng lập trường hiện hay dịu đi.
Một nguồn tin của OPEC cho biết “nếu nguồn cung giảm mạnh và giá dầu lên 85 USD/thùng, đó là thứ chúng tôi không muốn, vì thế chúng tôi phải tăng sản lượng”.
Triển vọng thị trường này vẫn chưa rõ ràng và phụ thuộc mạnh vào việc Washington siết chặt các lệnh trừng phạt với Iran và Venezuela thế nào trước cuộc họp tháng 6/2019 của OPEC.
OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác, một liên minh được gọi là OPEC+ đang giảm sản lượng 1,2 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2019 kéo dài trong 6 tháng. Họ sẽ nhóm họp vào ngày 25-26/6/2019 để quyết định có gia hạn hiệp ước này hay không.
Trong tuần, một quan chức Nga cho biết Moscow muốn sản xuất thêm, trong các bình luận một nguồn tin năng lượng Nga cho biết nhằm mục đích chuẩn bị để kết thúc việc hạn chế sản lượng. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như làm dịu đi lập trường đó.
Một nguồn tin thứ hai của OPEC cho biết các nhà sản xuất có thể bơm thêm nếu sản lượng giảm tiếp từ Iran và Venezuela và giá dầu trên 80 USD/thùng trong tháng 6/2019. Nếu điều đó xảy ra, mức tăng sẽ nhỏ hơn so với 1,2 triệu thùng/ngày.
Nguồn tin thứ 3 của OPEC nâng triền vọng sửa đổi thỏa thuận này trong tháng 6/2019 trong khi vẫn gia hạn hiệp ước này, do sự sụt giảm sản lượng tại Iran và Venezuela cộng với bất ổn trong nguồn cung của Libya. Nguồn tin này cho biết “tôi dự kiến gia hạn giai đoạn tiếp, nhưng có thể sẽ có một số điều chỉnh”.
Trong năm 2018 OPEC+ đã quyết định nâng sản lượng tại cuộc họp giữa năm, chỉ trở lại giảm sản lượng trong năm 2019.
Sự sụt giảm sản lượng của OPEC do hiệp ước nguồn cung, cộng với các lệnh trừng phạt với Venezuela và Iran, đã vượt dự đoán.
Trong báo cáo hàng tháng của OPEC, cho thấy Venezuela đã bơm 960.000 thùng/ngày trong tháng 3/2019, giảm gần 500.000 thùng/ngày so với tháng 2/2019. Báo cáo này chỉ ra nguồn cung trên thị trường thiếu nhẹ trong năm 2019 nếu OPEC bơm dầu ở mức tháng 3/2019.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã báo cáo sản lượng của Venezuela trong tháng 3/2019 thậm chí còn thấp hơn và cho biết sản lượng của quốc gia này có thể giảm tiếp trong tháng 4/2019.
Bổ sung thêm tác động của việc sụt giảm sản lượng bất ngờ, nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia đã cắt giảm sản lượng nhiều hơn theo hiệp ước toàn cầu.
Nguồn tin thứ 4 của OPEC cho biết có các cuộc đàm phán về ý tưởng như OPEC nên tiếp tục đơn phương cắt giảm sản lượng không, một thỏa thuận gia hạn chỉ 3 tháng để giữ Nga hay tăng sản lượng nếu giá tiếp tục tăng.
Saudi Arabia có thể bổ sung thêm dầu vào thị trường mà không phải điều chỉnh hạn ngạch sản lượng khi sản lượng dầu của vương quốc này trong tháng 3/2019 thấp hơn mục tiêu của OPEC 500.000 thùng/ngày. Nga cũng sẵn sàng tăng nguồn cung.
Nguồn tin năng lượng khác của Nga cho biết “Nga bắt đầu đàm phán về nâng sản lượng dầu khi họ khó có thể tuân theo thỏa thuận OPEC+”. “Các công ty đang vật lộn để hạn chế sản lượng”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet