Các nước OPEC vùng Vịnh đang dẫn đầu các cuộc đàm phán, do tổ chức xuất khẩu này có thể tăng sản lượng dầu để làm dịu thị trường sau khi giá dầu tăng trên 80 USD/thùng vào tuần trước và phân bổ nỗi thành viên có thể bổ sung bao nhiêu thùng.
Tổ chức OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC dẫn đầu là Nga đã đồng ý hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày cho đến hết năm 2018 để giảm tồn kho toàn cầu, nhưng dự trữ hiện nay đã giảm gần với mục tiêu của OPEC.
Một nguồn tin vùng Vịnh trả lời Reuters “tất cả lựa chọn ở trên bàn”, bổ sung rằng một quyết định nâng sản lượng có thể diễn ra trong tháng 6 khi OPEC nhóm họp lần tới để quyết định về chính sách của họ, nhưng không chắc chắn tổ chức này sẽ cần nới lỏng việc hạn chế nguồn cung như thế nào. OPEC và các đồng minh ngoài OPEC có thể lựa chọn nới lỏng mức độ tuân thủ cao kỷ lục theo thỏa thuận hạn chế nguồn cung.
Mức tuân thủ của OPEC theo thỏa thuận này đã cao chưa từng thấy 166% trong tháng 4, nghĩa là đã cắt giảm mạnh trên mức mục tiêu của mình.
Nguồn tin thứ hai cho biết “chúng tôi vẫn đang nghiên cứu những kịch bản khác”, bổ sung rằng thậm chí nếu OPEC quyết định nới lỏng việc hạn chế sản lượng trong tháng 6 họ có thể mất từ 3 đến 4 tháng để có hiệu lực.
Sản lượng của Venezuela đang giảm do khủng hoảng kinh tế đã giúp OPEC và các đồng minh của họ cắt giảm sản lượng nhiều hơn so với dự định. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih có thể nhóm họp với các đồng cấp của ông từ Nga và UAE tại St. Petersburg trong tuần để bàn về vấn đề này.
Cho đến nay, OPEC dự kiến không cần nới lỏng hạn chế sản lượng bất chấp dự trữ toàn cầu giảm xuống mức mong muốn của OPEC và những lo ngại các quốc gia tiêu thụ có thể hạn chế nhu cầu khi giá tăng.
Nhưng các nguồn tin cho biết sự sụt giảm nhanh chóng trong dự trữ dầu mỏ toàn cầu và lo lắng về tác động tới các nguồn cung dầu mỏ sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như sản lượng dầu mỏ của Venezuela sụt giảm, là những yếu tố làm thay đổi suy nghĩ của OPEC. Những lo ngại của Mỹ rằng giá dầu đã quá cao cũng khiến tổ chức xuất khẩu bắt đầu bàn luận nội bộ.
Tuần trước, Falih, Bộ trưởng Năng lượng có ảnh hưởng nhất của OPEC cho biết ông đã kêu gọi các đối tác của ông ở UAE, Mỹ và Nga cũng như nước tiêu dùng dầu mỏ chủ chốt Hàn Quốc phối hợp hành động để giảm lo lắng trên thị trường toàn cầu.
Đầu tháng này, một nguồn tin của OPEC cho biết Saudi Arabia đang giám sát tác động tới các nguồn cung dầu mỏ sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và sẵn sàng bù cho bất kỳ sự thiếu hụt nào nhưng họ sẽ không hành động đơn phương.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet