Hiệp ước này giữa OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác để cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày hiện nay kéo dài đến hết tháng 3/2018.
Putin trả lời một diễn đàn tại Moscow với một số bộ trưởng dầu mỏ OPEC “mọi người quan tâm tới một thị trường ổn định. Những gì chúng tôi đã làm với OPEC, tôi tin tưởng có lợi cho lợi ích kinh tế toàn cầu”. “Khi chúng tôi quyết định liệu có mở rộng hay không, chúng tôi sẽ quyết định khung thời gian. Nhưng tổng thể nếu nói về một khả năng mở rộng, điều này ít nhất phải đến cuối năm 2018”.
Bình luận của Tổng thống Nga đã nâng triển vọng gia hạn dài hơn những người khác đã đề cập. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia ông Khalid al-Falih và các bộ trưởng OPEC khác đã đề xuất kéo dài thỏa thuận nhiều tháng nhưng không phải đến cuối năm 2018.
Những người tham dự trong thỏa thuận sản lượng đang cho thấy niềm tin hơn về việc cắt giảm nguồn cung, từ tháng 1/2017, đang bắt đầu xói mòn dư cung. Nhu cầu ngày càng tăng cũng đang hỗ trợ, giá dầu tuần trước đó đã đạt gần 60 USD/thùng, cao nhất trong hơn hai năm.
Putin cho biết ông dự kiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ sớm được cân bằng. Dầu mỏ bắt đầu giảm từ hơn 100 USD/thùng vào giữa năm 2014 do dư cung, hiện đang giao dịch dưới 56 USD/thùng.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết khả năng kéo dài hiệp ước nay đến hết năm 2018 được bàn luận tại cuộc họp ở Moscow với các bộ trưởng năng lượng thành viên. Ông đã nhóm họp với các bộ trưởng từ Venezuela, Qatar và Iran.
Các bộ trưởng OPEC tham dự sự kiện tại Moscow cho biết họ đang xem xét gia hạn thỏa thuận hay thực hiện cắt giảm sâu hơn. Hiệp ước này đã được gia hạn một lần tại cuộc họp của OPEC hồi tháng 5, nhưng các nhà sản xuất cho đến nay đã lẩn tránh việc cắt giảm nhiều hơn.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Bijan Zanganeh đã trả lời Reuters khi được hỏi liệu có đàm phán về cắt giảm sâu hơn hay gia hạn không “nó phụ thuộc vào quyết định của tập thể và sự đồng thuận trong OPEC, nhưng tôi nghĩ sẽ không có phản đối đề nghị này”.
Bộ trưởng Dầu mỏ của Venezuela, Eulogio del Pino cũng cho biết có bàn luận về việc cắt giảm tiếp hay gia hạn thỏa thuận này.
Bất cứ động thái nào cũng sẽ yêu cầu hỗ trợ của lãnh đạo OPEC. Falih cho biết hồi tháng 7 rằng việc gia hạn thỏa thuận sẽ rất có thể là cần thiết tối thiểu đến quý 2/2018.
OPEC đang kêu gọi các nhà sản xuất khác tham gia hiệp ước nguồn cung nhưng vẫn chưa đảm bảo cam kết thực hiện như vậy. Del Pino cho biết có thêm 10 tới 12 nước sản xuất tại Nam Mỹ và châu Phi đã được mời tham dự.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet