Việc tuân thủ cao của các thành viên vùng Vịnh, Saudi Arabia và Kuwait đã giúp việc tuân thủ của OPEC với thỏa thuận cắt giảm nguồn cung ở mức cao 92% trong tháng 6, so với 95% trong tháng 5.
Nhưng lượng dầu tăng thêm từ Nigeria và Libya, hai nước được miễn trừ khỏi thỏa thuận, nghĩa là nguồn cung của 13 nước thành viên OPEC ban đầu trong thỏa thuận này đã tăng lên trên mục tiêu ban đầu của họ.
Sự gia tăng sản lượng này bổ sung thêm thách thức cho nỗ lực của OPEC để hỗ trợ thị trường đang đối mặt với tồn kho kéo dài. Nếu sự phục hồi kéo dài, những lời kêu gọi trong OPEC để đưa những nước được miễn trừ tham gia vào thỏa thuận sản lượng sẽ tăng lên.
Carsten Fritsch, nhà phân tích tại ngân hàng Commerzbank tại Frankfurt cho biết “sự gia tăng trong sản lượng của OPEC sẽ tiếp tục trì hoãn điểm tái cân bằng trên thị trường dầu mỏ”.
Như một phần của thỏa thuận với Nga và các nước ngoài OPEC, các nước OPEC ban đầu cam kết giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày trong 6 tháng bắt đầu từ 1/1/2017.
Giá dầu đã tăng nhưng tồn kho cao và sự gia tăng sản lượng của Mỹ đã kiềm chế giá. Để cung cấp hỗ trợ thêm cho giá dầu, các nhà sản xuất trong tháng 5 đã quyết định gia hạn thỏa thuận này đến hết tháng 3/2018.
Sự gia tăng lớn nhất trong sản lượng tháng 6 đến từ Nigeria, nơi sản lượng tiếp tục phục hồi sau khi bị sụt giảm bởi các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu mỏ, tiếp theo là Libya.
Sản lượng của Nigeria được dự kiến tăng tiếp trong những tuần tới. Xuất khẩu theo kế hoạch trong tháng 8 đạt ít nhất 2 triệu thùng/ngày, cao nhất 17 tháng.
Tại Libya, sản lượng trung bình tăng, bất chấp sự biến động và hiện nay đã vượt 1 triệu thùng/ngày, mức cao 4 tháng. Sản lượng vẫn ít hơn 1,6 triệu thùng/ngày Libya đã bơm trước cuộc nội chiến năm 2011.
Saudi Arabia đã bơm thêm 40.000 thùng/ngày, mặc dù việc tuân thủ của họ vẫn trên 100%. Thậm chí với sự gia tăng trong tháng 6, nhà sản xuất hàng đầu OPEC này đã cắt giảm 564.000 thùng/ngày, cao hơn nhiều mục tiêu cắt giảm 486.000 thùng/ngày.
Ngoài sự gia tăng trong xuất khẩu của Angola, không có sự thay đổi đáng kể nào khác trong sản lượng của các nước OPEC.
OPEC đã thông báo mục tiêu sản lượng 32,5 triệu thùng/ngày vào năm ngoái, dựa vào số liệu sản lượng thấp của Libya và Nigeria. Mức mục tiêu này gồm cả Indonesia, nước đã rời khỏi OPEC, và không bao gồm Guinea Xích đạo, nước mới tham gia vào tổ chức OPEC.
Sự gia tăng của Libya và Nigeria nghĩa là sản lượng của OPEC trong tháng 6 đạt trung bình 32,57 triệu thùng/ngày, cao hơn mục tiêu của họ 820.000 thùng/ngày, chỉ loại bỏ Indonesia và không bao gồm Guinea Xích đạo.
Guinea Xích đạo đã trở thành một thành viên OPEC vào cuối tháng 5, hiện nay đã được bổ sung trong khảo sát của Reuters. Sản lượng dầu thô của nước này được ước tính ở mức 150.000 thùng/ngày, mang tổng sản lượng của OPEC trong tháng 6 lên tới 32,72 triệu thùng/ngày.
Khảo sát này của Reuters được dựa trên số liệu vận chuyển được cung cấp bởi các nguồn bên ngoài, số liệu của Thomson Reuters, và thông tin cung cấp bởi các công ty dầu mỏ, OPEC và các công ty tư vấn.

Nguồn: VITIC/Reuters

 

 
 

Nguồn: Vinanet