Mười lăm nước thành viên OPEC đã sản xuất 32,85 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018, tăng 90.000 thùng/ngày so với mức đã được điều chỉnh trong tháng 8/2018 và cao nhất trong năm nay.
Nhưng 12 nước thành viên OPEC bị ràng buộc bởi một thỏa thuận hạn chế nguồn cung đã thực sự cắt giảm sản lượng 70.000 thùng/ngày so sự sụt giảm tại Iran và Venezuela, thúc đẩy mức thuân thủ theo mục tiêu nguồn cung lên 128% so với mức đã điều chỉnh 122% trong tháng 8/2018.
Giá dầu tiếp tục tăng trong năm nay do dự đoán các lệnh trừng phạt Iran sẽ kiểm tra khả năng thay thế thiếu hụt của OPEC, mặc dù hồi tháng 6/2018 tổ chức này đồng ý bơm thêm sau áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong ngày hôm nay (2/10/2018) giá dầu đã vượt 85 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Norbert Rücker thuộc Julius Baer cho biết “tình trạng nguồn cung có vẻ mong manh, do bất kỳ sự thiếu hụt bổ sung như tình trạng sụt giảm tại Venezuela sẽ thắt chặt các nguồn cung dầu mỏ”.
Thỏa thuận hồi tháng 6/2018 của OPEC liên quan tới OPEC, Nga và các thành viên ngoài tổ chức này trở lại tuân thủ 100% theo thỏa thuận cắt giảm sản lượng bắt đầu trong tháng 1/2017, sau nhiều tháng sản xuất dưới mức tại Venezuela và những nơi khác đã khiến mức tuân thủ vượt 160%.
Trong khi Saudi Arabia hiện nay gần như đảo ngược hoàn toàn việc cắt giảm sản lượng 486.000 thùng/ngày đã cam kết của họ, điều này không bù được hoàn toàn cho tổn thất tại Iran và sự sụt giảm sản lượng ở Venezuela và Angola.
Sự gia tăng mạnh nhất trong tháng trước đến từ Libya, nơi sản lượng trung bình trên 1 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Libya vẫn biến động do bất ổn, gây ra câu hỏi về sự ổn định sản lượng của OPEC hiện nay.
Angola, nơi việc sụt giảm tự nhiên tại các mỏ dầu đang hạn chế sản xuất trong những năm gần đây, đã tăng nguồn cung trong tháng 9/2018 do sản lượng từ một mỏ mới Gindungo. Sản lượng vẫn thấp hơn mục tiêu của họ.
Saudi Arabia đã cung cấp 10,53 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2018, tăng 50.000 thùng/ngày. Số liệu gần đây vẫn thấp hơn mức 10,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2018.
Sản lượng tại Nigeria, cùng với Libya được miễn trừ khỏi hiệp ước cắt giảm nguồn cung của OPEC do sản lượng của họ thường bị hạn chế bởi tình trạng thiếu hụt bất ngờ vì bất ổn và xung đột, tăng 50.000 thùng/ngày. Kuwait và UAE sau khi nâng sản lượng trong tháng 7/2018 đã giữ sản lượng không đổi trong tháng 9/2018.
Trong số các nước có sản lượng giảm, giảm mạnh nhất 100.000 thùng/ngày là từ Iran. Xuất khẩu giảm do các lệnh trừng phạt của Mỹ không khuyến khích các công ty mua dầu thô của nước này.
Sản lượng cũng giảm từ Venezuela, nơi thiếu tiền mặt cho ngành dầu mỏ vì khủng hoảng kinh tế đang cắt giảm hoạt động lọc dầu và xuất khẩu dầu thô. Sản lượng của Iraq giảm do xuất khẩu từ miền nam nước này không giữ ở mức kỷ lục trong cả tháng.
Mặc dù có những sự sụt giảm này, sản lượng của OPEC trong tháng 9/2018 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2017 theo khảo sát của Reuters. Điều này một phần phản ánh sự bổ sung thêm Cộng hòa Congo là thành viên của OPEC từ tháng 6/2018, chứ không chỉ sự gia tăng của các thành viên hiện tại.
Trước khi Congo gia nhập, OPEC đã đưa ra mục tiêu sản lượng năm 2018 ở mức 32,78 triệu thùng/ngày, dựa theo chi tiết cắt giảm sản lượng cuối năm 2016 trong đó dự tính sản lượng của Nigeria và Libya năm 2018. Theo khảo sát này, trong tháng 9/2018 OPEC không tính Congo đã bơm thấp hơn mục tiêu 230.000 thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet