Nhà xuất khẩu hàng đầu OPEC, Saudi Arabia giữ sản lượng gần mức cao kỷ lục, do họ đáp ứng nhu cầu trong nước cao hơn theo mùa và tập trung vào giữ thị phần hơn là hạn chế nguồn cung để tăng giá.
Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ này đã tăng lên 33,41 triệu thùng/ngày trong tháng 7 từ mức 33,31 triệu thùng/ngày đã được điều chỉnh trong tháng 6.
Sản lượng của OPEC tăng đã bổ sung áp lực giảm lên giá. Giá dầu đã giảm từ mức cao 2016 gần 53 USD/thùng trong tháng 6 xuống mức 42 USD/thùng tính tới hôm 29/7, đồng thời giá cũng bị áp lực bởi lo ngại về nhu cầu yếu hơm.
Sản lượng của OPEC có thể tăng hơn nữa nếu các cuộc đàm phán để mở lại một số cơ sở dầu mỏ của Libya thành công. Xung đột đã giữ sản lượng của Libya ở mức nhỏ so với những mức trước chiến tranh.
Carsten Fritsch tại ngân hàng Commerzbank cho biết “điều này có thể trong một thời gian ngắn cung cấp thêm dầu vào một thị trường vốn dư cung”.
Sản lượng của OPEC đã tăng do sự trở lại của cựu thành viên Indonesia trong năm 2015 và của một nước khác Gabon trong tháng này đang làm lệch sự so sánh. Nguồn cung trong tháng 7 từ các thành viên còn lại ở mức 32,46 triệu thùng, cao nhất trong ghi nhận của Reuters, bắt đầu từ năm 1997.
Nguồn cung cấp cũng tăng lên kể từ khi OPEC từ bỏ vai trò lịch sử cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá trong năm 2014 do các nhà sản xuất chủ chốt Saudi Arabia, Iraq và Iran bơm thêm dầu.
Trong tháng 7, nguồn cung tăng mạnh nhất 90.000 thùng/ngày đến từ Iraq, nước đã xuất khẩu thêm dầu mỏ từ các cảng phía bắc và nam của nước này bất chấp rò rỉ đã làm hạn chế xuất khẩu ở phía nam.
Nigeria, nơi sản lượng đã bị thiệt hại bởi các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu mỏ, dù sao đã xuất khẩu tăng nhẹ trong tháng 7 so với tháng 6, mặc dù xuất khẩu dầu thô vẫn dưới đáng kể mức 2 triệu thùng/ngày được thấy trong đầu năm 2016.
Sản lượng tại hai nhà sản xuất chủ chốt là ổn định. Iran, nguồn tăng trưởng nhanh nhất của OPEC trong năm nay sau khi được phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đã bơm thêm chỉ 20.000 thùng/ngày.
Sản lượng của Saudi trong tháng 7 ở mức 10,5 triệu thùng/ngày gần với mức đã điều chỉnh trong tháng 6 và mức kỷ lục 10,56 triệu thùng/ngày đã đạt được trong tháng 6/2015.
Trong số các nước có sản lượng giảm, sản lượng của Libya giảm do việc đình trỉ làm việc tại một mỏ dầu lớn, Sarir.
Nguồn cung của Venezuela bị áp lực giảm từ khủng hoảng tiền mặt. tiếp tục giảm trong tháng 7.
Khảo sát của Reuters dựa trên số liệu vận chuyển cung cấp bởi các nguồn bên ngoài.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet