Nguồn cung cấp tăng lên từ các nhà sản xuất chủ chốt Trung Đông ngoại trừ Iraq, nhấn mạnh tập trung của họ vào thị phần. Các cuộc đàm phán trong tháng 4 giữa các nhà sản xuất về việc đóng băng sản lượng đã thất bại và không được bàn lại do giá phục hồi lên 50 USD/thùng làm giảm sự cấp bách hỗ trợ thị trường.
Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC tăng lên 32,82 triệu thùng/ngày trong tháng này, so với 32,57 triệu thùng/ngày trong tháng 5, khảo sát này dựa trên số liệu xuất khẩu và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Sản lượng trong tháng 6 đó sẽ là ít hơn nhu cầu trung bình OPEC dự kiến đối với dầu thô của họ trong quý 3, cho thấy nhu cầu có thể vượt nguồn cung cấp trong những tháng tới nếu OPEC không bơm thêm so với những mức hiện nay.
Carsten Fritsch, nhà phân tích tại Commerzbank, Frankfurt cho biết “chúng tôi có thể thấy thiếu hụt nguồn cung nhẹ - nó phụ thuộc vào sự phát triển của những thiếu hụt bất ngờ”.
Sản lượng tháng 6 của OPEC vượt mức 32,65 triệu thùng/ngày trong tháng 1, khi Indonesia quay trở lại là thành viên của OPEC đã thúc đẩy sản xuất và sản lượng từ 12 thành viên khác là cao nhất trong khi nhận của Reuters bắt đầu từ năm 1997.
Nguồn cung đã tăng vọt kể từ khi OPEC từ bỏ vai trờ lịch sử cắt giảm nguồn cung cấp để hỗ trợ giá trong năm 2014.
Sản lượng tăng mạnh nhất 150.000 thùng/ngày trong tháng 6 đến từ Nigeria, nơi sản lượng đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 20 năm do các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu, do việc sửa chữa và không có các cuộc tấn công lớn mới kể từ giữa tháng 6.
Nguồn cung cấp của Iran tiếp tục tăng sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây trong tháng 1, mặc dù tốc độ tăng trưởng đang chậm lại.
Các nhà sản xuất vùng Vịnh, Saudi Arabia và UAE đã tăng nguồn cung cấp 50.000 thùng/ngày mỗi nước. Sản lượng của Saudi Arabia nhích lên 10,3 triệu thùng/ngày do nhu cầu dầu thô tăng trong các nhà máy điện để đáp ứng nhu cầu điều hòa. Xuất khẩu là khá ổn định, hoạt động của nhà máy lọc dầu đều đều và dầu thô đốt trực tiếp tăng, vì thế nguồn cung cấp tăng so với tháng 5.
Sản lượng của Libya tăng 40.000 thùng/ngày sau khi mở lại cảng xuất khẩu Marsa al Hariga vào cuối tháng 5. Nguồn cung cấp vẫn chỉ là một phần nhỏ của mức độ trước xung đột.
Trong số các nước có sản lượng sụt giảm, Iraq bơm giảm tháng thứ hai. Xuất khẩu tại phía nam nước này bị hạn chế bởi công việc bảo dưỡng, cắt điện và nhu cầu trong nước tăng lên.
Nguồn cung cấp của Venezuela bị áp lực giảm từ cuộc khủng hoàng tiền tệ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet