Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nhà sản xuất khác gồm Nga đã cam kết cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay để nâng giá dầu.
Nhưng tồn kho toàn cầu vẫn cao, kéo dầu thô trở lại dưới 50 USD/thùng và gây áp lực cho OPEC kéo dài thỏa thuận cắt giảm đến cuối năm nay.
Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia ông Khalid al-Falih cho biết tại một sự kiện ngành dầu mỏ ở Kuala Lumpur “dựa trên cơ sở các cuộc tham vấn mà tôi có với các thành viên tham dự, tôi khẳng định thỏa thuận sẽ được kéo dài tới nửa cuối năm nay và có thể dài hơn”. “Liên minh các nhà sản xuất được xác định thực hiện bất cứ điều gì để đạt được mục tiêu của chúng tôi mang tồn kho trở lại mức trung bình 5 năm”.
Ông Falih cho biết việc giảm giá gần đây gây ra bởi nhu cầu thấp theo mùa và việc bảo dưỡng nhà máy lọc dầu, cũng như tăng trưởng sản lượng của các nhà sản xuất ngoài OPEC, đặc biệt tại Mỹ.
Sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã tăng hơn 10% kể từ giữa năm 2016 lên 9,3 triệu thùng/ngày, gần mức của các nhà sản xuất hàng đầu Nga và Saudi Arabia.
Bất chấp điều này, Falih cho biết các thị trường đã cải thiện từ mức thấp năm ngoài, khi giá dầu giảm dưới 30 USD/thùng.
Ông cho biết “hiện nay tôi tin tưởng điều tồi tệ nhất đã ở đằng sau chúng tôi với nhiều chỉ số hàng đầu cho thấy rằng cân bằng cung cầu là thiếu hụt và thị trường đang di chuyển về tái cân bằng”.
Ông dự kiến nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng ở tốc độ gần với năm ngoái. Tại Trung Quốc, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ nên khớp với năm ngoái do lĩnh vực vận chuyển mạnh mẽ, trong khi Ấn Độ nên tăng trưởng kỷ lục.
OPEC và các nguồn tin cho biết có bàn luận về kéo dài thỏa thuận hạn chế cho đến hết quý 1/2018, khi nhu cầu dầu thô theo mùa là yếu nhất.
Ông Falih cho biết gần như tất cả tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ được dự kiến trong 25 năm tới dường như đến từ châu Á do tăng trưởng dân số của khu vực này, với các nước như Việt Nam và Philippines đang tăng lên trở thành 20 nền kinh tế hàng đầu toàn cầu.
Châu Á cũng sẽ chiếm gần 2/3 nhu cầu khí đốt toàn cầu ở thời điểm đó. Đầu tư toàn cầu trong thăm dò và sản xuất cũng giảm, khả năng tạo ra một mức chênh lệch cung cầu lớn trong vài năm tới.
Falih cho biết “ước tính thận trọng dự đoán rằng chúng tôi sẽ cần bù 20 triệu thùng/ngày trong tăng trưởng nhu cầu và sụt giảm tự nhiên trong 5 năm tới”.
Để giúp đáp ứng nhu cầu này, công ty dầu quốc doanh Saudi Aramco sẽ đầu tư 7 tỷ USD trong dự án nhà máy lọc hóa dầu với Petronas của Malaysia.
Dự án của Saudi Aramco với Pertamina của Indonesia để mở rộng nhà máy lọc dầu Cilacap sẽ bước vào giai đoạn thiết kế bên ngoài trong nửa cuối năm nay.
Ông Falih cho biết rằng sự gia tăng năng lượng thay thế có thể làm giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, năng lượng tái tạo vẫn đối mặt với những rào cản như tính kinh tế.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet