Chưa rõ hiện nay việc ngừng bán ra của tập đoàn này sẽ kéo dài bao lâu. Việc cắt giảm kéo dài sẽ đe dọa các nguồn cung nhiên liệu quan trọng và buộc Triều Tiên phải tìm cách thay thế nhà cung cấp chính về dầu diesel và xăng, khi việc giám sát mối quan hệ thương mại chặt chẽ của Trung Quốc với nước láng giếng bị cô lập của họ ngày càng tăng cường.
CNPC và Bộ Thương mại không đáp lại yêu cầu bình luận. Đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh đã từ chối bình luận.
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, Lu Kang khi được hỏi về việc ngừng bán và liệu chính phủ Trung Quốc có gây áp lực lên CNPC để thực hiện quyết định này không đã cho biết “tôi không hiểu tình trạng bạn đang nói” và từ chối nói thêm.
Một nguồn tin có kiến thức về vấn đề này cho biết CNPC đã từ chối bán nhiên liệu trong một hay hai tháng qua và mô tả đây là một quyết định thương mại. Trung Quốc và các ngân hàng quốc tế đang tăng cường kiểm tra việc tuân thủ giao dịch với các nước trong danh sách trừng phạt của Mỹ như Triều Tiên.
Các đại lý Triều Tiên, những người chủ yếu mua dầu diesel và xăng đã không thể thanh toán cho lượng nhập khẩu gần đây - CNPC thường yêu cầu thanh toán trước.
Reuters không thể xác định liệu các đại lý này đã bắt đầu đối mặt với những vấn đề kinh tế không, với Trung Quốc và các ngân hàng quốc tế lo lắng về vấn đề tuân thủ các lệnh trừng phạt.
Hai nguồn tin khác đã tóm lược về quyết định của CNPC khẳng định việc ngừng bán dầu diesel, nhưng không biết về xăng.
Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 96.000 tấn xăng và gần 45.000 tấn dầu diesel trị giá tổng cộng 64 triệu USD sang Triều Tiên.
Hầu hết trong số đó được bán bởi CNPC, công ty này tăng trưởng trong hai thập kỷ qua để thống trị các giao dịch năng lượng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng.
Số liệu tháng 5 đã phát hành cho thấy Trung Quốc cung cấp khối lượng dầu diesel và xăng ít hơn đáng kể so với một tháng trước. Số liệu tháng 6 sẽ được phát hành cuối tháng 7.
Trong khi đó giá nhiên liệu tại Triều Tiên tăng mạnh trong những tháng gần đây, cho thấy nguồn cung hạn hẹp.
Phân tích số liệu thu thập của Reuters cho thấy giá xăng bán bởi các đại lý tư nhân ở Bình Nhưỡng và các thành phố biên giới phía bắc Sinuiji và Hyesan đã đạt 1,46 USD/kg vào 21/6, tăng gần 50% so với giá hôm 21/4. Giá vẫn khá ổn định kể từ năm ngoái.
Giá diesel đạt trung bình 1,2 USD/kg tính tới 21/6, hơn gấp đôi cùng giai đoạn năm trước.
Tốc độ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đã thúc đấy Trung Quốc, nước chiếm 90% thương mại với Triều Tiên, bắt đầu siết chặt Bình Nhưỡng.
Trong tháng 2, Bắc Kinh đã ngừng mua than cho đến cuối năm nay, cắt giảm nguồn thu xuất khẩu chính của Triều Tiên. Trong năm 2016, Triều Tiên đã bán 22,5 triệu tấn than sang Trung Quốc, với trị giá 1,9 tỷ USD, theo hải quan Trung Quốc.
Mỹ đã gây sức ép với Trung Quốc để áp dụng các sức ép kinh tế và ngoại giao với Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh cho biết ảnh hưởng với Triều Tiên bị hạn chế và họ đang làm tất cả có thể.
Các nguồn tin ở Trung Quốc cho thấy vẫn không có dấu hiệu Bắc Kinh đang cắt giảm nguồn dầu thô sang Bình Nhưỡng. Trung Quốc không tiết lộ số liệu xuất khẩu dầu thô của họ sang Triều Tiên trong vài năm qua, nhưng các nguồn tin trong ngành cho biết họ cung cấp qua một đường ống khoảng với 520.000 tấn dầu thô mỗi năm sang Triều Tiên, trị giá khoảng 170 triệu USD tại giá thị trường hiện nay.
Triều Tiên nhập khẩu tất cả dầu mỏ họ cần, chủ yếu từ Trung Quốc và một khối lượng ít hơn nhiều từ Nga.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet