Tổng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ đạt tới mức trần 3,75 tỷ tấn dầu tương đương vào năm 2035, so với ước tính khoảng 3,04 tỷ tấn cho năm 2016. Điều đó đánh dấu mức tăng khoảng 23,3% trong tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia trong hai thập kỷ tới.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đạt một hạn chế đầu tiên đối với nhu cầu năng lượng tại cuộc họp quốc hội thường niên trong năm nay do nhu cầu chậm lại và nước này tìn cách tăng hiệu quả năng lượng.
Trong tháng 3, cơ quan kế hoạch nhà nước cho biết Trung Quốc sẽ tiêu thụ hơn 5 tỷ tấn than chuẩn tương đương vào năm 2020 (3,49 tỷ tấn dầu tương đương).
CNPC cũng dự báo khí tự nhiên sẽ đóng vai trò lớn hơn trong tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc trong ba thập kỷ tới, lặp lại tham vọng của chính phủ này tăng nhu cầu khí đốt tự nhiên trong nhà máy phát điện và giảm sự phụ thuộc của họ vào than đó.
Tiêu thụ khí đốt tự nhiên sẽ gấp ba lần thành 510 tỷ m3 vào năm 2030, và sẽ tăng lên 710 tỷ m3 vào năm 2050.
Ngược lại, tăng trưởng tiêu thụ dầu mở sẽ giảm xuống 2%, đạt đỉnh tại 670 triệu tấn mỗi năm vào năm 2027, hay khoảng 13,5 triệu thùng mỗi ngày.
Du Wei, phó giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và công nghệ của CNPC cho biết khí đốt tự nhiên sẽ là nguồn nhiên liệu hóa thạch duy nhất tăng trưởng vào năm 2030.
CNPC cho biết đầu tư trong ngành dầu mỏ đã chậm lại trong 5 tháng đầu năm nay, trong khi sự sụt giảm liên quan tới thăm dò và lọc dầu tăng thêm 2 tỷ nhân dân tệ (299,22 triệu USD) trong tháng 5.
CNPC bổ sung rằng sản lượng dầu mỏ sẽ tăng hàng năm 0,5% lên 230 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030 so với tăng trưởng 1,5% trong năm 2015.
Than sẽ vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất, mặc dù thị phần của nó trong ngành năng lượng sẽ sụt giảm xuống 37% trong tổng thể vào năm 2050 từ mức 66% trong năm 2014.
Nguồn: VTIC/Reuters

Nguồn: vinanet