Giá cả
Kỳ báo cáo này giá xăng dầu có 2 lần điều chỉnh, một lần tăng và một lần giữ nguyên, tổng cộng xăng RON 95 tăng 890 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 860 đồng/lít, diesel tăng 500 đồng/lít, dầu hỏa tăng 420 đồng/lít, dầu mazut tăng 580 đồng/lít (theo giá công bố của Petrolimex).
Giá mặt hàng xăng dầu của Petrolimex sau lần điều chỉnh ngày 13/7/2020
Nguồn: Petrolimex
Diễn biến giá xăng dầu trong nước tới tháng 7/2019
ĐVT: nghìn đồng/lít, ngoại trừ mazut nghìn đồng/kg
Nguồn: Tổng hợp từ Petrolimex
Cung cầu
Nhập khẩu xăng dầu
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tháng 6/2020 cả nước nhập khẩu 1,13 triệu tấn xăng dầu, trị giá 395,82 triệu USD, giá trung bình 351 USD/tấn, tăng 49,9% về lượng, tăng 37% về giá và tăng 105,5% về kim ngạch so với tháng 5/2020.
Tinh chung cả 6 tháng đầu năm 2020, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 4,31 triệu tấn, trị giá 1,72 tỷ USD, giá trung bình 399,5 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với 6 tháng đầu năm 2019, với mức giảm tương ứng 5%, 38,7% và 35,4%.
Hàn Quốc, Malaysia và Singapore là 3 thị trường lớn nhất cung cấp xăng dầu nhập khẩu cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc 1,11 triệu tấn, trị giá 460,23 triệu USD, giá trung bình 415,4 USD/tấn, tăng 13,3% về lượng, nhưng giảm 30,4% kim ngạch và giảm 38,5% giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 25,7% trong tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước và chiếm 26,7% trong tổng kim ngạch,
Nhập khẩu từ Malaysia 1,19 triệu tấn, trị giá 417,54 triệu USD, giá trung bình 349,7 USD/tấn, giảm 2,1% về lượng, giảm 42,2% về kim ngạch và giảm 40,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 27,7% trong tổng lượng và 24,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Nhập khẩu từ Singapore 859.710 tấn, trị giá 336,57 triệu USD, giá trung bình 391,5 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm tương ứng 21,5%, 47,2% và 32,8%, chiếm gần 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng giảm mạnh, chỉ đạt 42.696 tấn, trị giá 230,42 triệu USD, giá 467,7 USD/tấn, giảm 30,3% về lượng và giảm 48,8% kim ngạch, giảm 26,5% về giá, chiếm 11,4% trong tổng lượng và chiếm 13,4% trong tổng kim ngạch xăng dầu nhập khẩu của cả nước.
Nhập khẩu xăng dầu thị trường Thái Lan tăng mạnh về lượng, nhưng giá giảm mạnh, nên kim ngạch chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2019, đạt 566.695 tấn, trị giá 215,98 triệu USD, giá trung bình 381,1 USD/tấn, tăng 73,9% về lượng, tăng 6,5% kim ngạch nhưng giảm 38,7% về giá, chiếm 13% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Xuất khẩu xăng dầu
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm 2020 ước tính cả nước xuất khẩu 1,18 triệu tấn xăng dầu, thu về 557,35 triệu USD, giá trung bình 472,1 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với 6 tháng đầu năm 2019, với mức giảm tương ứng 32,9%, 48,6% và 23,3%.
Riêng tháng 6/2020 đạt 144.925 tấn, tương đương 50,43 triệu USD, giá 348 USD/tấn, tăng 15,2% về lượng, tăng 36,9% về kim ngạch và tăng 18,8% về giá so với tháng 5/2020 và so với tháng 6/2019 thì giảm 25,9% về lượng, giảm 57% về kim ngạch và giảm 42% về giá.
Campuchia đứng đầu về thị trường tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam, đạt 332.904 tấn, tương đương trên 132,93 triệu USD, giá trung bình 399,3 USD/tấn, giảm 17% về lượng, giảm 45% về kim ngạch và giảm 33,7% về giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 28,2% trong tổng lượng và chiếm 23,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của cả nước.
Đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với 138.815 tấn, trị giá 86,41 triệu USD, giá trung bình 622,5 USD/tấn, giảm 53,2% về lượng, giảm 57,5% về kim ngạch và giảm 9,1% về giá so với cùng kỳ năm trước, chiếm 11,8% trong tổng lượng và chiếm 15,5% trong tổng kim ngạch.
Tiếp đến thị trường Malaysia đạt 143.991 tấn, thu về 39,3 triệu USD, giá 272,9 USD/tấn, tăng 37,8% về lượng nhưng giảm 12,9% về kim ngạch, giảm 36,8% về giá, chiếm 12,2% trong tổng lượng và chiếm 7,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xăng dầu của cả nước.
Đáng chú ý, xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Thái Lan sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, giảm 99,97% về lượng và giảm 99,95% về kim ngạch, nhưng tăng mạnh 57,8% về giá, chỉ đạt 30 tấn, tương đương 0,03 triệu USD, giá 869 USD/tấn. Xuất khẩu xăng dầu sang Lào cũng giảm mạnh 59,8% về lượng và giảm 67% về kim ngạch, đạt 26.433 tấn, tương đương 11,2 triệu USD.

Nguồn: VITIC