Công bố kế hoạch 5 năm đối với ngành điện, Cơ quan Năng lượng Quốc gia NEA cho biết Trung Quốc có mục tiêu công suất 2.000 GW điện vào năm 2020, trong số đó ít nhất 320 GW hay 16% sẽ đến từ năng lượng mặt trời và gió và 110 GW đến từ khí đốt tự nhiên.
Điều đó sẽ đưa Trung Quốc phù hợp hơn với việc phát điện hỗn hợp hiện nay tại Mỹ và EU, nơi đã lắp đặt các nhà máy điện tái tạo – không tính thủy điện hiện ở mức tương ứng khoảng 22 % và 10%.
Như một phần của kế hoạch dàn hạn chuyển đổi thành năng lượng sạch, NEA cho biết Trung Quốc sẽ loại bỏ hoặc trì hoãn ít nhất 150 GW của các dự án điện chạy than từ năm 2016 tới 2020.
Trong khi mức trần mới đối với than tăng từ 960 GW trong kế hoạch 5 năm trước đó tính tới năm 2015, nhưng sẽ giảm tỷ lệ của than trong tổng các nhà máy điện Trung Quốc xuống hơn 50% từ mức hơn 66%.
Huang Xuenong, giám đốc bộ phận điện của NEA đã trả lời các phóng viên tại cuộc họp báo “không dễ dàng hạn chế công suất nhà máy điện than dưới 1.100 GW. Nếu chúng tôi không có biện phép, tôi tin tưởng công suất này sẽ hơn 1.250 GW”.
Dựa vào sự suy thoái kinh tế, việc tăng nhu cầu điện được dự kiến chậm lại xuống khoảng 3,6 – 4% trong giai đoạn 2016 – 2020, từ mức 12% trong năm 2011, dẫn tới dư thừa công suất – chủ yếu điện chạy than và thủy điện.
Công suất thủy điện thông thường sẽ đạt tới 340 GW vào năm 2020, tăng chỉ 6% từ cuối năm 2015, cho thấy sự dư thừa và vấn đề kết nối lưới điện ở phía tây nam.
Tuy nhiên giới phân tích tin tưởng việc hạn chế công suất than đã lên kế hoạch vẫn cao.
Zhou Dadi, phó chủ tịch của Hiệp hội Nghiên cứu Năng lượng Trung Quốc cho biết chính phủ có thể phải cắt giảm mục tiêu do các nhà máy sản xuất chuyển sang nhiên liệu sạch hơn và Bắc Kinh khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo. Chính phủ sẽ không khuyến khích đầu tư thêm trong các nhà máy chạy than.
Tổng nhu cầu điện sẽ đạt tới 6,8 nghìn tỷ đến 7,2 nghìn tỷ KWh vào năm 2020, tăng từ 5,69 nghìn tỷ KWh vào cuối năm 2015.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet