Dầu thô WTI giao sau ở mức 59,06 USD/thùng, giảm 87 US cent hay 1,5% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô Brent kỳ hạn, chuẩn quốc tế ở mức 69,17 USD/thùng, giảm 95 US cent hay 1,4%. Cả hai dầu này đã giảm hơn 20% kể từ đầu tháng 10/2018.
Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho biết “sản lượng cao tại Mỹ kết hợp với sản lượng tăng từ Saudi Arabia và Nga đang bắt đầu tác động tới cân bằng thị trường dầu mỏ. Như dự trữ dầu thô bắt đầu tăng một lần nữa”.
Ngân hàng này đã bổ sung rằng họ dự kiến sản lượng dầu thô của Mỹ (hiện đã ở mức kỷ lục 11,6 triệu thùng/ngày) sẽ vượt ngưỡng 12 triệu thùng/ngày trong năm 2019, đánh dấu sự độc lập năng lượng của Mỹ.
Nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã theo dõi với báo động nguồn cung đang bắt đầu vượt nhu cầu, lo sợ việc lặp lại sụt giảm giá trong năm 2014.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết OPEC đã đồng ý cần cắt giảm sản lượng năm tới khoảng 1 triệu thùng/ngày từ mức tháng 10/2018 để ngăn cản dư cung.
Ngân hàng ING của Hà Lan cho biết dựa vào nguồn cung toàn cầu phong phú cũng như mối đe dọa nền kinh tế suy giảm, “việc cắt giảm năm 2019 là không tránh khỏi. Nó trở nên rõ ràng hơn khi chúng tôi tiến gần tới năm 2019, thị trường này sẽ thấy dư thừa khá lớn ít nhất trong nửa đầu năm 2019”.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump không thích sự hùng biện đến từ đồng minh chính trị của ông ở Saudi Arabia.
Ông Trump viết trên Twitter “hy vọng, Saudi Arabia và OPEC sẽ không cắt giảm sản lượng dầu. Giá dầu nên thấp hơn nhiều dựa vào nguồn cung”.
Các thương nhân cho biết một đồng USD mạnh (đã đạt mức cao nhất 16 tháng trong ngày hôm nay) cũng gây áp lực tới giá dầu thô tương lai, khiến giá đắt hơn cho các nước nhập khẩu khác sử dụng đồng tiền của họ. Nó cũng được xem là một chỉ báo rủi ro kinh tế cao hơn đối với các nền kinh tế mới nổi, vốn là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong vài năm qua.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet