Dầu thô Brent kỳ hạn tăng 15 US cent hay 0,2%, lên 76,46 USD/thùng so với phiên trước. WTI kỳ hạn tăng 19 US cent hay 0,3%lên 70,70 USD/thùng.
Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Mỹ đã yêu cầu tất cả các nước dừng nhập khẩu dầu thô Iran từ tháng 11. Các thị trường dầu đã không phản ứng với áp lực của Washington do động thái này đã được dự kiến.
Ngoài ra, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia dự định nâng sản lượng đề bù cho nguồn cung thiếu hụt. Công ty tư vấn Eurasia Group cho biết “có nhiều khả năng Mỹ sẽ không thành công trong việc dừng bán dầu của Iran trong thời gian biểu này, nhưng chúng tôi tăng ước tính của mình về lượng dầu khả năng rời khỏi thị trường trong tháng 11 khoảng 700.000 thùng/ngày - một yếu tố tăng giá khác”.
Trong đợt trừng phạt trước, kết thúc vào năm 2016, vài nước châu Á đã nhận miễn trừ từ Washington cho phép họ tiếp tục nhập khẩu từ Iran. Lần này, Washington đã ám chỉ khi thông báo các lệnh trừng phạt mới trong tháng 5 rằng họ không có ý định ban hành miễn trừ và các khách hàng từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ đã sẵn sàng bắt đầu giao dịch mua trở lại.
Ngoài các lệnh trừng phạt, việc gián đoạn nguồn cung khác đang siết chặt các thị trường dầu mỏ. Tại Libya, một cuộc đấu tranh quyền lực giữa chính phủ và phiến quân đã không rõ ai sẽ điều khiển xuất khẩu dầu của nước này, mặc dù tính tới hôm 26/6 các cảng dầu mỏ của Hariga và Zueitina ở miền đông Libya đang hoạt động bình thường.
Tại Bắc Mỹ, thiếu hụt nguồn cung tại hãng Syncrude ở Canada đã giảm 350.000 thùng dầu thô mỗi ngày, việc sửa chữa dự kiến kéo dài ít nhất tới tháng 7.
Sthephen Innes tại công ty mối giới kỳ hạn OANDA cho biết tình trạng thiếu hụt này đã kéo giảm dự trữ dầu thô của Mỹ.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) đã báo cáo dự trữ dầu thô của Mỹ giảm 9,2 triệu thùng trong tuần trước tính tới ngày 22/6 xuống 421,4 triệu thùng.
Việc cố gắng bù cho nguồn cung gián đoạn, OPEC cho biết họ sẽ tăng sản lượng.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu hàng đầu và là lãnh đạo của OPEC dự định bơm kỷ lục 11 triệu thùng/ngày trong tháng 7, tăng từ 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6.
Bất chấp điều này, ngân hàng Pháp BNP Paribas cho biết “thỏa thuận nâng sản lượng vẫn kiềm chế sản xuất, hạn chế khả năng tăng dự trữ của thị trường”.
BNP cho biết “việc xem xét sụt giảm nguồn cung đáng kể của Iran (theo các lệnh trừng phạt của Mỹ) và nguy cơ nguồn cung tại Venezuela và Libya ... các yếu tố cơ bản của dầu mỏ vẫn thuận lợi để giá tăng trong 6 tháng tới bất chấp quyết định của OPEC+”.
Nguồn: VITIC/Retuers
 

Nguồn: Vinanet