Giá dầu thô Brent giao dịch tại 45,68 USD/thùng, giảm 15 cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giảm 6 cent xuống 44,72 USD/thùng.
Giá dầu giảm do Iraq - nhà xuất khẩu lớn thứ hai trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC - là thành viên mới nhất của OPEC thông báo sản lượng của họ đang tăng lên, xuất khẩu dầu từ các giếng phía nam ở mức trung bình 3,364 triệu thùng/ngày trong tháng 4.
Số liệu này cao hơn mức trung bình 3,286 triệu thùng/ngày trong tháng 3 và gần mức kỷ lục 3,37 triệu thùng/ngày trong tháng 11.
Ngân hàng ANZ cho biết “năng lượng là yếu. Những lo ngại nguồn cung ngày càng tăng của OPEC đã nâng lên sau khi Iraq thông báo họ đã xuất khẩu 3,36 triệu thùng/ngày trong tháng 4”.
Sản lượng của nhà xuất khẩu lớn nhất OPEC, Saudi Arabia, là 10,15 triệu thùng/ngày trong tháng 4 nhưng họ có thể nâng lên gần mức kỷ lục 10,5 triệu thùng trong những tuần tới.
Bổ sung vào sản lượng đang tăng của Trung Đông là Iran đã tăng xuất khẩu của họ lên gần 2 triệu thùng/ngày hiện nay từ mức khoảng hơn 1 triệu thùng/ngày hồi đầu năm, với lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng vọt.
Các nguồn cung cấp ngày càng tăng từ Trung Đông trái ngược với sản lượng đang giảm tại Mỹ, nơi sản lượng giảm từ mức đỉnh khoảng 9,6 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2015 xuống dưới 9 triệu thùng/ngày hiện nay, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA.
Sản lượng dầu của Mỹ đang giảm giúp nâng giá đầu năm nay, vì thế nếu sản lượng tại Trung Đông tăng vọt hiện nay ngược với sự sụt giảm ở Mỹ, thì giá dầu trên thị trường sẽ điều chỉnh giảm.
Giá dầu thô kỳ hạn tăng vọt gần 1/3 trong tháng 4 và chúng đã phục hồi hơn 70% từ mức thấp đã đạt được đầu năm 2016.
Một đồng đô la yếu hơn, sản lượng dầu của Mỹ đang giảm, số liệu kinh tế của Trung Quốc đang cải thiện kết hợp với việc đầu cơ mạnh đã gây ra đợt tăng giá này. Tuy nhiên giới phân tích thận trọng với tồn kho vẫn cao và dư cung kéo dài.

Nguồn: VITIC/Reuters