Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 55,89 USD/thùng, tăng 9 cent hay 0,16% so với đóng cửa phiên trước.
Tổng thống Nga, Vladimir Putin cho biết cam kết cắt giảm sản lượng dầu mỏ để thúc đẩy giá của OPEC và các nhà sản xuất khác gồm Nga có thể gia hạn đến hết năm 2018, thay vì hết hạn vào tháng 3/2018.
Tuyên bố này đến trước cuộc viếng thăm của Moscow của nhà vua Saudi Arabia, Salman. Tổ chức tư vấn Eurasia cho biết “Putin và Salman sẽ hầu như đạt được nhưng chưa thông báo một sự đồng ý gia hạn thỏa thuận sản lượng của OPEC, mặc dù với một cam kết giản dần việc cắt giảm”. Hiệp ước căt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày đã hiệu lực trong tháng 1/2017.
Tại Mỹ, giá dầu WTI ngọt nhẹ suy yếu, giao dịch ở mức 49,97 USD/thùng, giảm 1 cent so với đóng cửa phiên trước. Điều này do Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA cho biết xuất khẩu dầu thô của Mỹ tăng vọt lên 1,98 triệu thùng/ngày vào tuần trước, vượt 1,5 triệu thùng/ngày đã ghi nhận trong tuần trước.
Sự gia tăng này được kích hoạt bởi mức chênh giữa dầu WTI so với dầu Brent nới rộng, làm thu hút xuất khẩu dầu của Mỹ.
Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo Bank, Đan Mạch cho biết vẫn còn quá sớm để các thị trường dầu mỏ dự đoán giá dầu thô sẽ duy trì ở mức trên 60 USD/thùng.
Ngoài những yếu tố thúc đẩy thị trường trong ngắn hạn, giới phân tích tại ngân hàng Barclays cho biết nhu cầu dầu thô có thể bị giảm nghiêm trọng bởi việc cải thiện hiệu quả nhiên liệu và sự gia tăng của ô tô điện.
Ngân hàng này cho biết “Sự tăng lên của ô tô điện và tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu có thể làm giảm nhu cầu dầu khoảng 3.5 triệu thùng /ngày vào năm 2025”.
Nhiều nhà phân tích dự kiến sự gia tăng của ô tô điện lên tới 33% số ô tô mới vào năm 2040, tăng từ chỉ 1% hiện nay, điều đó có thể ảnh hưởng tới 9 triệu thùng/ngày của nhu cầu dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet