Hai nhà lãnh đạo này có thể gặp nhau vào tháng 5 và Kim đã cam kết ngừng thử tên lửa hạt nhân, trưởng bộ phận an ninh của Hàn Quốc cho biết trong ngày 8/3 sau khi giới thiệu với các quan chức nhà Trắng về các cuộc đàm phán giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump sẽ chấp nhận lời mời tại địa điểm và thời gian được xác định. Các thương nhân cho biết tin tức này đã nâng thị trường chứng khoán châu Á và đồng thời kéo tăng giá dầu thô kỳ hạn.
Dầu Brent kỳ hạn ở mức 63,95 USD/thùng, tăng 34 cent hay 0,5% so với đóng cửa phiên trước.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn ở mức 60,39 USD/thùng, tăng 27 cent hay 0,45%. WTI cũng giảm hơn 2% trong phiên trước.
Ngoài địa chính trị, các thị trường dầu mỏ chủ yếu bị lo ngại bởi sản lượng ngày càng tăng từ Mỹ, tăng 23% kể từ giữa năm 2016 lên 10,37 triệu thùng/ngày. Số liệu này cao hơn sản lượng của nhà xuất khẩu hàng dầu thế giới Saudi Arabia.
Hans van Cleef, chuyên gia kinh tế năng lượng tại ngân hàng ABN Amro cho biết “dường như chỉ là vấn đề thời gian trước khi Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Câu hỏi chính khiến các nhà đầu tư suy nghĩ là chính xác khi nào điều này sẽ đạt được”.
Không như các nhà sản xuất Trung Đông, nơi sản xuất chủ yếu là các công ty dầu mỏ quốc doanh, các nhà sản xuất Mỹ khoan và bán hoàn toàn dựa vào nền kinh tế. Nếu giá vẫn ở mức hiện nay hay tăng tiếp, các nhà khoan dầu Mỹ có lợi sẽ nâng sản lượng, nếu giá giảm sản lượng của Mỹ sẽ giảm. Cũng như sản xuất, giá dầu sẽ phụ thuộc vào nhu cầu.
Nhu cầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng 1,5 triệu thùng/ngày trong cả năm 2018 và năm 2019. Điều này sẽ cho phép các nhà sản xuất dầu Mỹ tăng sản lượng , cho OPEC và các đồng minh của họ giảm thiểu cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2019.
OPEC và Nga kể từ năm 2017 đã dẫn đầu nỗ lực giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet