Dầu thô Brent kỳ hạn giao dịch tại 47,67 USD/thùng, giảm 19 cent hay 0,4% so với đóng cửa phiên trước. Điều đó đẩy giá Brent thấp hơn 12% so với mức mở cửa ngày 25/5, khi chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC được gia hạn tới hết quý 1/2018.
Dầu thô ngọt nhẹ WTI kỳ hạn giao dịch ở mức 45,44 USD/thùng, giảm 20 cent hay 0,44% so với đóng cửa phiên trước. Dầu WTI đã giảm hơn 11% từ 25/5.
Các thương nhân cho biết sự sụt giảm giá là kết quả của dư cung tiếp tục, bất chấp thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC được gia hạn tới hết quý 1/2018.
Tại Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết tồn kho dầu thô thương mại bắt đầu tăng lên 513,2 triệu thùng trong tuần này.
Tồn kho tăng một phần do sản lượng dầu thô của Mỹ tăng gần đây, tăng 10% kể từ giữa năm 2016 lên hơn 9,3 triệu thùng/ngày và theo dự kiến của EIA đạt hơn 10 triệu thùng/ngày trong năm tới, sản lượng đang thách thức nhà xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia.
Nhưng thị trường các nơi khác cũng bị dư cung, với các thương nhân đang đưa dầu thô dư thừa vào các kho nổi, một chỉ số quan trọng cho dư thừa.
Đường đồ thị giá dầu Brent tương lai hiện nay cho thấy một hình dạng contango rõ ràng, trong đó giá giao tháng 1 năm 2018 cao hơn 1,5 USD/thùng so với giá giao ngay, làm cho họ có lợi nhuận khi đưa dầu thô vào các bể chứa và đợi bán sau đó.
Số liệu vận chuyển của Thomson Reuters Eikon cho thấy ít nhất 25 siêu tàu hiện nay đang ở eo biển Malacca và eo biển Singapore, đang giữ nhiên liệu chưa bán được.
Số liệu đó là giảm nhẹ so với trong đầu tháng 5 và khối lượng tương tự từ tháng 4, cho thấy ngay cả tại châu Á với tăng trưởng nhu cầu mạnh, các thương nhân đang vật lộn để xóa tồn kho.
Và sản lượng sắp tới sẽ tăng thêm, mỏ dầu Sharara 270.000 thùng/ngày của Libya đã mở cửa lại sau của biểu tình của công nhân và sẽ trở lại sản lượng bình thường trong ba ngày tới, theo Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia NOC.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet