Giá dầu gần mức cao nhất năm 2019 trong bối cảnh OPEC cắt giảm nguồn cung
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 67,82 USD/thùng giảm 4 US cent so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn ở mức 60 USD/thùng, hầu như không đổi so với đóng cửa phiên vừa qua và không xa mức đỉnh 60,39 USD/thùng đã chạm tởi trong ngày 21/3/2019.
Giá dầu được thúc đẩy bởi việc cắt giảm nguồn cung của tổ chức OPEC và các đồng minh ngoài tổ chức này như Nga được gọi là OPEC+.
Bất chấp giá dầu tăng hơn 25% trong năm nay, ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets của Canada cho biết dầu vẫn dưới mức hòa vốn ở một số quốc gia OPEC, nghĩa là nhiều nhà sản xuất có nhu cầu thúc đẩy thị trường tăng tiếp.
RBC nói “với người điều khiển OPEC, Saudi Arabia cho thấy không có dấu hiệu dao động trong áp lực mới với Washington, chúng tôi tin tưởng rằng OPEC có thể gia hạn thỏa thuận đến hết năm 2019 khi họ họp lần tới tại Vienna trong tháng 6”.
RBC cho biết Nga chỉ là một đối tác bất đắc dĩ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng, nhưng cuối cũng lựa chọn thỏa thuận và giữ vai trò lãnh đạo của tổ chức 21 quốc gia chiếm khoảng 45% sản lượng dầu toàn cầu.
Ngoài chính sách nguồn cung của OPEC và Nga, giá dầu cũng được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ với thành viên OPEC là Iran và Venezuela.
Xuất khẩu dầu thô của Iran đạt trung bình chỉ hơn 1 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2019, giảm từ 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 2/2019 và ít nhất 2,5 triệu thùng/ngày mức đỉnh năm 2018 hồi tháng 4/2018, trước khi các lệnh trừng phạt của Mỹ được thông báo.
Sản lượng dầu thô của Venezuela cũng giảm trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và khủng hoảng kinh tế, chính trị tại nước này, kéo sản lượng từ mức hơn 3 triệu thùng/ngày vào đầu thế kỷ xuống khoảng 1 triệu thùng/ngày hiện nay.
Ngăn cản đà tăng giá là sản lượng dầu thô của Mỹ tăng vọt hơn 2 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2018 lên kỷ lục 12,1 triệu thùng/ngày, khiến Mỹ trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới vượt Nga và Saudi Arabia.
Sản lượng của Mỹ đang tăng dẫn tới xuất khẩu tăng, gấp đôi trong năm qua lên hơn 3 triệu thùng/ngày. Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA ước tính rằng Mỹ sẽ trở thành nhà xuất khẩu ròng dầu thô vào năm 2021.
Khí tự nhiên của Mỹ thay đổi ít do dự đoán dự trữ giảm ít
Khí tự nhiên của Mỹ giữ ổn định trong phiên 21/5/2019 sau khi một báo cáo liên bang cho thấy dự trữ khí hàng tuần giảm ít hơn so với ước tính.
Giá ít biến động mặc dù các dự báo thời tiết ấm hơn và nhu cầu sưởi ít hơn trong 2 tuần tới so với dự đoán trước đây.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ khí đốt chỉ giảm 47 tỷ feet khối bcf trong tuần kết thúc vào ngày 15/3/2019. Số liệu đó phù hợp với ước tính giảm 48 bcf của giới phân tích trong thăm dò của Reuters và so với mức sụt giảm 87 bcf trong cùng một một năm trước.
Dự trữ trong tuần tính tới ngày 15/3/2019 đã giảm xuống 1.143 tỷ feet khối, thấp hơn 32,7% so với 1.699 nghìn tỷ feet khôi, mức trung bình 5 năm tại thời điểm này của năm và là tuần có dự trữ thấp nhất kể từ năm 2014.
Khí tự nhiên giao tháng 4/2019 trên sàn giao dịch bán buôn New York tăng 0,1 US cent đóng cửa ngày 21/3/2019 tại 2,821 USD/mmBtu.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 22/3/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

59,9266

-0,06

-0,10%

-9,04%

Dầu Brent

USD/thùng

67,7396

-0,143

-0,21 %

-3,84%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,7856

-0,0236

-0,84 %

7,65%

Xăng

USD/gallon

1,9294

-0,0032

-0,17 %

-5,12%

Dầu đốt

USD/gallon

1,9849

-0,003

-0,15 %

-1,66%

Nguồn: VITIC/Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet