Theo đó, giá xăng RON 92 tăng thêm 504 đồng/lít, xăng E5 tăng 496 đồng/lít. Các mặt hàng dầu cũng tăng 117-283 đồng một lít/kg.

Liên bộ cũng quyết định giảm mức xả Quỹ bình ổn giá so với kỳ điều hành trước với mặt hàng xăng khoáng và xăng sinh học. Mức chi với xăng RON 92 là 300 đồng/lít, xăng E5 cũng giảm về 300 đồng/lít.

Sau điều chỉnh và sử dụng quỹ bình ổn, giá xăng RON 92 phổ biến ở mức 18.098 đồng/lít, xăng E5 ở mức 17.818 đồng/lít.

Trong khi đó, các loại dầu tăng nhẹ hơn, trong đó giá dầu diesel không cao hơn 14.305 đồng/lít, dầu hỏa là 12.758 đồng/lít và giá dầu madut không quá 11.323 đồng/kg.

Bộ Công Thương cho biết, giá thành phẩm các mặt hàng này trong 15 ngày qua tăng mạnh, bình quân ở mức 68,065 USD/thùng với xăng RON 92; dầu diesel ở ngưỡng 66,574 USD/thùng, dầu hỏa 66,105 USD/thùng…

Cùng với đó giá ethanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 theo công văn 135 của Bộ Tài chính ngày 16/2/2017 là 13.830,5 đồng/ lít…đã đẩy giá xăng có chiều hướng tăng.

Liên bộ yêu cầu các đầu mối xăng dầu thực hiện niêm yết giá đúng với quy định.

Mức giá mới sau khi điều chỉnh:

Theo văn bản số 1315/BCT-TTTN của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 15 giờ 00 ngày 18.02.2017, cụ thể như sau:

Thế giới

Giá dầu thế giới ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần.

Tuần qua, giá dầu thế giới ghi nhận tuần giảm đầu tiên trong 5 tuần, trước những thống kê cho thấy nguồn dự trữ nhiên liệu tại Mỹ tăng kỷ lục.

Tính chung cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ giảm 1%; còn giá dầu Brent giảm 2%.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (13/2), giá dầu thế giới giảm khoảng 2%, mức giảm lớn nhất kể từ giữa tháng Một, do đồng USD mạnh lên và những dấu hiệu về sản lượng ở Mỹ gia tăng. Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes thông báo số lượng giàn khoan dầu ở Mỹ tính đến cuối tuần qua đã tăng thêm 8 giàn lên 591 giàn khoan, cao nhất kể từ tháng 10/2015. Theo nhiều chuyên gia, các nhà đầu tư lo ngại rằng hoạt động khai thác "vàng đen" gia tăng ở Mỹ sẽ làm tăng sản lượng dầu của nước này và tác động xấu đến nỗ lực cắt giảm sản lượng khai thác của các quốc gia trong và ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).

Trong phiên giao dịch ngày 14/2, giá dầu thế giới được đà đi lên khi số liệu báo cáo cho thấy các nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thế giới tuân thủ thỏa thuận cùng giảm bớt nguồn cung dư thừa đã đạt được trước đó. OPEC cho biết đã cắt giảm sản lượng xuống mức bình quân 32,14 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2017, giảm hơn 890.000 thùng/ngày so với mức bình quân trong tháng 12/2016.

Tuy nhiên, giá dầu thế giới lại quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 15/2, do lượng dầu thô và xăng dự trữ của Mỹ đạt mức cao kỷ lục, làm gia tăng những quan ngại về tình trạng dư cung toàn cầu. Theo số liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng thêm 9,5 triệu thùng hồi tuần trước, gần gấp ba lần mức dự đoán trước đó và chạm mức đỉnh với 518,12 triệu thùng. Lượng xăng dầu dự trữ của Mỹ cũng xác lập kỷ lục khi tăng 2,8 triệu thùng, lên 259,1 triệu thùng.

Sang phiên giao dịch ngày 16/2, giá dầu thế giới biến động trái chiều trước thông tin nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới có khả năng sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác và dự trữ xăng dầu của Mỹ vẫn ở mức cao. Giới truyền thông cho hay các quốc gia trong và ngoài OPEC có thể sẽ xem xét khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, và có thể sẽ cắt giảm sản lượng khai thác thêm nữa nếu lượng dầu thô dự trữ của thế giới chưa giảm xuống mức mục tiêu.

Tuy vậy, các nhà đầu tư vẫn lo ngại rằng lượng xăng dầu dự trữ ở Mỹ tăng lên sẽ làm giảm hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác mà các nước trong và ngoài OPEC đã đạt được trong nỗ lực nhằm giảm nguồn cung dư thừa trên toàn cầu.

Trong phiên cuối tuần (17/2), hoạt động mua vào chốt lời của các nhà đầu tư đã đẩy giá dầu đi lên. Chốt phiên này, giá dầu Brent tăng 16 xu Mỹ lên 55,81 USD/thùng; còn giá dầu ngọt nhẹ tăng 4 xu Mỹ lên 53,40 USD/thùng.

Nguồn: VITIC/Petrolimex, TTXVN

 

Nguồn: Vinanet