Bộ trưởng Suhail bin Mohammed al-Mazroui cho biết trong một cuộc phỏng vấn tại sự kiện kỷ niệm 150 năm Thomson Reuters tại Trung Đông, phải mất một thời gian để điều chỉnh.
OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC hồi tháng 12/2016 đã đồng ý cắt giảm nguồn cung trong 6 tháng bắt đầu từ 1/1/2017, để hỗ trợ giá dầu lên khoảng 55 USD/thùng sau hai năm sụt giảm. OPEC sẽ xem xét chính sách cho nửa cuối năm nay tại cuộc họp vào ngày 25/5.
Ông Mazroui đã từ chối bình luận liệu các nhà sản xuất sẽ kéo dài thỏa thuận này không, ông nói rằng cần phân tích thêm và một quyết định sẽ giành cho tất cả mọi người liên quan. Ông cho biết tin tức tốt lành là việc tuân thủ trong các nước trong và ngoài OPEC.
Bộ trưởng cho biết ông thấy tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ mạnh trong năm nay và tin tưởng tồn kho toàn cầu sẽ giảm tiếp. Tồn kho dầu thô vẫn cao hơn 10% so với mức trung bình 5 năm tại các quốc gia tiêu dùng công nghiệp hóa.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2017 trong 6 tháng, lần cắt giảm đầu tiên trong 8 năm, để thoát khỏi dư thừa nguồn cung. Nga và 10 nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã đồng ý cắt giảm một nửa số đó.
Việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của các nước trong OPEC là hơn 100% trong tháng 3, một mức tuân thủ hiếm có của tổ chức này.
Ông Mazroui cho biết UAE đang tuân thủ 100% thỏa thuận cắt giảm sản lượng, đổ lỗi cho rằng UAE không tuân thủ đầy đủ do sự khác biệt giữa số liệu sản lượng được cung cấp bởi nhà sản xuất này và những ước tính của các nguồn thứ cấp mà OPEC sử dụng để theo dõi việc tuân thủ.
UAE cắt giảm nguồn cung chậm hơn các nước láng giềng vùng Vịnh Kuwait và Saudi Arabia. Sản lượng của UAE thấp hơn trong tháng 3 do cắt giảm nhiều hơn và do việc bảo dưỡng theo kế hoạch.
Mazroui cho biết rằng mặc dù cắt giảm sản lượng, UAE vẫn theo hướng tăng sản lượng dầu mỏ lên 3,5 triệu thùng/ngày vào năm 2018. Mục tiêu sản lượng của họ theo hiệp ước nguồn cung là 2,74 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng bác bỏ ý kiến rằng UAE có thể theo sau Saudi Arabia và xem xét ưu đãi công khai một phần của công ty dầu quốc doanh ADNOC.
Saudi Arabia có mục tiêu bán tới 5% cổ phần của công ty dầu mỏ nhà nước Aramco, đang niêm yết cổ phiếu tại Riyadh và ít nhất một sàn giao dịch nước ngoài để tăng tiền mặt đầu tư trong các ngành công nghiệp mới.
Ngược lại, ADNOC từ lâu đã cho phép nhượng liên doanh cho các nhà sản xuất dầu mỏ nước ngoài. Mazroui cho biết UAE sẽ xem xét mở rộng các đối tác khai thác thăm dò đối với các công ty châu Á trong một xem xét nhượng quyền ngoài khơi vào năm tới.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet