Một khối lượng dầu thô Mỹ kỷ lục đã được lên kế hoạch xuất sang châu Á trong tháng 11, theo số liệu theo dõi tàu và cảng của Thomson Reuters Oil Research và Forecasts.
Số liệu cho thấy 19,7 triệu thùng dầu Mỹ sẽ tới khắp châu Á vào tháng 11, tương đương khoảng 657.000 thùng/ngày.
Số liệu này tăng hơn 50% so với 427.000 thùng/ngày đã được dỡ tại châu Á trong tháng 10 và cũng trên mức tháng cao kỷ lục trước đó đối với 541.000 thùng/ngày xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Á từ tháng 6.
Tháng 12 sẽ là một tháng mạnh nữa, với 11 tàu mang tổng cộng 16,5 triệu thùng dầu thô sẵn sàng vào tuyến đường từ các cảng của Vịnh Mỹ sang châu Á.
Khi bão Harvey đổ vào bờ Vịnh Mỹ cuối tháng 8, một trong số những tác động ban đầu là giá dầu WTI giảm, loại dầu thô nhẹ chủ chốt của Mỹ. Ở thời điểm đó xuất khẩu của Mỹ sang châu Á tăng dựa vào mức trừ lùi của dầu WTI với dầu thô nhẹ chuẩn toàn cầu Brent nới rộng thành 5,46 USD/thùng ở mức giá đóng cửa ngày 29/8. Khoảng cách này đủ để vượt qua mức phí vận chuyển cao hơn từ bờ biển vùng Vịnh này tới châu Á, so với loại dầu thô tương tự từ các nhà sản xuất châu Phi như Angola và Nigeria.
Mức trừ lùi của dầu WTI với dầu Brent chỉ 2,48 USD/thùng vào cuối tháng 7, khó khăn hơn để có lợi nhuận vận chuyển dầu thô từ Mỹ sang châu Á.
Nhưng thay vì thu hẹp trở lại do các nhà máy lọc dầu dọc theo bờ Vịnh Mỹ phục hồi sản xuất sau bão Harvey và bắt đầu xử lý dầu thô, mức trừ lùi của dầu WTI với dầu Brent vẫn ở những mức cao. Đóng cửa phiên 10/11, dầu Brent cao hơn 6,78 USD/thùng so với dầu WTI, thậm chí cao hơn so với những gì là hậu quả tức thì của bão Harvey.
Điều này có nghĩa là dầu thô Mỹ sẽ tiếp tục chảy sang châu Á ở mức mạnh mẽ, do mức trừ lùi này cung cấp một giao dịch có lợi cho các nhà khoan dầu đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất dầu khác.
Trong khi khối lượng này là không đủ để đe dọa vị thế của các nhà cung cấp chủ chốt sang châu Á như Saudi Arabia, Iran và Iraq cũng như Nga. Việc này chỉ đủ làm phức tạp những nỗ lực của OPEC và các đồng minh của họ để tái cân bằng các thị trường dầu mỏ và đưa ra mức giá cao hơn một cách bền vững.
Ví dụ Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang tăng cường mua từ Mỹ, tương đương khoảng 127.000 thùng/ngày dầu thô Mỹ trong 9 tháng đầu năm nay.
Trong khi điều này làm Mỹ chỉ là nhà cung cấp đứng thứ 15 của Trung Quốc, nhưng tăng 880% so với cùng kỳ năm 2016.
Các nhà cung cấp sang Trung Quốc phi truyền thống khác cũng đang thực hiện các cuộc xâm nhập do OPEC và các đồng minh của họ thực hiện hạn chế sản lượng. Nhập khẩu từ Malaysia tăng 500%, từ Anh tăng 95% và từ Cộng hòa Congo tăng 459%.
Ngược lại, nhà cung cấp hàng đầu Saudi Arabia được thấy giảm 0,6% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm 2016.
Nhập khẩu của Trung Quốc từ Iran tăng 4,2%, trong khi từ Iraq tăng 5,8%, cả hai số liệu này thấp hơn mức tăng tổng cộng 12,2% trong nhập khẩu dầu thô 9 tháng đầu năm nay.
Vấn đề đối với OPEC và các nhà cung cấp dầu mỏ chủ chốt khác cho khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới này là khi thị phần bị mất rất khó để lấy lại.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet