Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 12/10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu khái quát, 5 năm qua nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp so với nghị quyết của Quốc hội. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 5,88%/năm thấp hơn giai đoạn trước và thấp xa so với chỉ tiêu tăng trưởng bình quân (6,5%-7%).

Nợ xấu chưa được xử lý triệt để

Nhận định về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực sự hiệu quả. Các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm lớn nguồn thu ngân sách nhà nước.

Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì xử lý nợ xấu khó mang lại thực chất. Có ý kiến đề nghị đánh giá hoạt động của VAMC và cơ chế, chính sách mua ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với giá 0 đồng cần công khai, minh bạch.

Liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng quá trình thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ra ngoài lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh chính quá chậm so với kế hoạch nhưng các nguyên nhân gây nên sự chậm trễ chưa thuyết phục. Nhất là chưa đề xuất điều chỉnh chính sách thích hợp và tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, quy trách nhiệm cá nhân; một số doanh nghiệp đã cố phần hóa nhung chưa có chuyển biến về chất đối với quản trị, điều hành doanh nghiệp.

Đánh giá chung về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng đã đạt một số kết quả quan trọng, góp phần làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực hơn nhưng vẫn chưa thực hiện được mục tiêu “hoàn thành cơ bản cơ cẩu ỉạỉ nền kỉnh tế đế phát triền nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội ” theo nghị quyết của Quốc hội; mô hình tăng trưởng mởi chưa định hình một cách rõ nét.

Giá dầu quá thấp, khai thác quá nhiều

Đánh giá tình hình 2015, đồng tình với nhận định kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực, song một số ý kiến tại Ủy ban Kinh tế cho rằng việc phục hồi tăng trưởng thiếu yếu tố bền vững.

Những ý kiến này lo ngại rằng việc khai thác dầu vượt kế hoạch đề ra trong điều kiện giá dầu ở mức giá quá thấp. Cụ thể năm 2014, sản lượng dầu thô khai thác là 17,4 triệu tấn tăng gần 1,2 triệu tấn so với kế hoạch.

Lo ngại khác từ Ủy ban Kinh tế là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm chỉ tăng trưởng ở mức 2,08% so với mức tăng 3% của cùng kỳ năm 2014.

Nông nghiệp là ngành đóng góp xuất khấu lớn và xuất siêu khoảng 10 tỷ USD/năm nhưng giảm cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, chưa có giải pháp xử lý hữu hiệu tình trạng được mùa mất giạ, khó khăn tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng quá lớn đến thu nhập của người sản xuất nhất là nông dân.
 
Năm 2015 đã nhập siêu trở lại sau 3 năm 2012-2014 xuất siêu. Khu vực kinh tế trong nước luôn ở tình trạng nhập siêu (giai đoạn 2011-2014 nhập siêu 56,3 tỷ USD, 9 tháng đầu năm 2015 nhập siêu 15,8 tỷ USD), trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu, đóng góp của một số doanh nghiệp FDI có quy mô lớn tạo nguồn ngoại tệ dồi dào tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và góp phần tích cực ốn định kinh tế vĩ mô.

Với CPI, nhận định của Chính phủ khá lạc quan, song cơ quan thẩm tra còn nhiều ý kiến khác nhau. Hai năm 2014-2015 lạm phát thực tế thấp xa so với kế hoạch đề ra, cho thấy mặt tích cực củng cố thêm đối với kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn tạo lòng tin vào đồng tiền Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kiểm soát chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa thắt chặt đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể lớn trong những năm qua là đáng báo động và sẽ tác động tiêu cực trong trung hạn, dài hạn. Năm 2013 có khoảng 60.000, năm 2014 khoảng 67.800 và 9 tháng năm 2015 đã có 54.566 doanh nghiệp, chỉ trong 9 tháng năm 2015 số doanh nghiệp khó khăn tương đương cả năm 2011 và 2012.

Ủy ban Kinh tế cũng nhận xét, việc thực hiện một số chính sách mới như gói giải pháp hỗ trợ nhà ở thu nhập thấp 30 nghìn tỷ đồng đã có chuyển biển nhưng dư nợ cho vay vẫn rất thấp.

Bên cạnh đó, kết quả thực hiện một số chính sách phát triển thủy sản thấp xa so với nhu cầu chính đáng của ngư dân, chưa đáp ứng và góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo như mong muốn của nhân dân.

Nhiều ý kiến cho rằng đây là những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội to lớn nhưng mức độ đi vào cuộc sống còn hạn chế, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và đưa ra các giải pháp khắc phục, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.

Theo Nguyễn Lê
VnEconomy

Nguồn: VnEconomy