Một cuộc họp về đánh giá nguồn lợi với sự tham gia của hơn 20 nhà khoa học đến từ các nước Châu Á Thái Bình Dương tuần qua cho thấy đánh giá khoa học về các loài cá ngừ trong khu vực Trung Tây Thái Bình Dương (WCPO) tiếp tục bị cản trở do một số nước không có dữ liệu để nghiên cứu.

Mục đích của cuộc họp thường niên được tổ chức bởi SPC (Ban thư ký cộng đồng các nước Thái Bình Dương), là đánh giá tiến độ trong việc đánh giá nguồn lợi cá ngừ mắt to, cá ngừ vằn, và cá ngừ vây vàng tại khu vực WCPO. Năm nay là năm rất quan trọng vì nó là năm đầu tiên trong 3 năm tiến hành đánh giá các loài cá ngừ và cũng là đánh giá đầu tiên về cá ngừ mắt to kể từ khi loài này được đánh giá độc lập hồi năm 2012. Cá ngừ mắt to là loài đang được quan tâm nhiều nhất về trữ lượng trong những năm gần đây, với sản lượng khai thác đang tăng lên do việc sử dụng lưới vây kết hợp với thiết bị gom cá.

Việc đánh giá độc lập, được tài trợ bởi Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các các nhà khoa học có quyền truy cập vào dữ liệu chi tiết về hoạt động khai thác, nhưng bất chấp điều này, đã có rất ít những chuyển biến từ các quốc gia khai thác cá ngừ đang giữ những giữ liệu này. Vào đầu năm 2014, ba nhà khoa học Đài Loan đã đến trụ sở chính của SPC tại New Caledonia và mang theo những dữ liệu quan trọng về hoạt động khai thác của Đài Loan. Một số phân tích hữu ích đã được tiến hành, nhưng sau 2 tuần, các nhà khoa học này đã về nước và mang theo dữ liệu. Trong khi đây là bước hữu ích đầu tiên, điều này có nghĩa là việc phân tích theo dõi để tiến hành đánh giá cũng như các dữ liệu khác không thể được thực hiện. Tuy nhiên, SPC cũng đánh giá cao Đài Loan trong bước đầu tiên này, và khuyến khích các nước khai thác lớn khác hỗ trợ cho việc đánh giá nguồn lợi bằng cách cho phép các nhà khoa học truy cập các dữ liệu.

SPC cho biết việc đánh giá sắp tới sẽ cho thấy rất nhiều kết quả từ Chương trình gắn thẻ cho cá ngừ Thái Bình Dương. Đã có khoảng 400.000 con cá ngừ được gắn thẻ vào từ năm 2006, với hơn 70.000 con đã bị đánh bắt trở lại. Chương trình này rất quan trọng trong việc nắm bắt tốt hơn về tỷ lệ khai thác và kết nối các loài cá ngừ di cư qua khu vực WCPO.

Kết quả của việc đánh giá nguồn lợi cá ngừ sẽ được trình lên tại phiên họp thường kỳ lần thứ 10 của Ủy ban Khoa học WCPFC tại Majuro, đảo Marshall vào tháng 8/2014.

Nguồn: Vasep

Nguồn: Vasep