Chính phủ Indonesia có kế hoạch nhập khẩu gạo trong tháng 9 hoặc tháng 10, do họ tìm cách để duy trì nguồn dự trữ ngũ cốc chủ yếu để tránh lạm phát lương thực vào thời điểm giá trong nước thường nhảy vọt.

Điều này đảo ngược vị trí trong năm nay, Indonesia đã cho rằng sản lượng gạo cao hơn có nghĩa là không cần nhập khẩu trong năm nay nữa, dấu hiệu họ đang đấu tranh để đạt được mục tiêu tự cung tự cấp và có thể thâm nhập vào các thị trường để thu mua một cách bất ngờ.

Việc nhập khẩu có thể từ các nước xuất khẩu chính như Thái Lan hoặc Việt Nam sau khi cơ quan thu mua nhà nước Bulog cho biết trước đó vào đầu tháng rằng chính phủ đồng ý cho phép nhập khẩu đến 2 triệu tấn.

Mari Pangestu, bộ trưởng Bộ Thương mại nói trong một cuộc họp báo hôm thứ ba “do trong những năm trước, chúng tôi dự kiến nhập khẩu gạo được thực hiện trong tháng 9 hoặc tháng 10 trong khi số lượng phụ thuộc nhu cầu của Bulog”

Gần đây Indonesia, nền kinh tế lớn nhất của Đông nam Châu Á sẽ nhập khẩu gạo trong nửa cuối năm để duy trì dự trữ ngũ cốc chủ yếu của Bulog ở mức 1,5 triệu tấn đến 2 triệu tấn.

Trong khi chính phủ đã không chỉ ra lượng nhập khẩu, lái thương và báo nhà nước Việt Nam cho biết Indonesia đã đàn phán để nhập khẩu khoảng 400 nghìn đến 600 nghìn tấn từ Việt Nam có thể xuất hàng vào quý 3.

Lạm phát của Indonesia tăng trong tháng giêng sau khi giá lương thực toàn cầu đạt mức cao kỷ lục, đặt an ninh lương thực lên đầu chương trình nghị sự của chính phủ và dẫn đến việc thu mua gạo bội thu trong tháng làm bất ngờ các thị trường và đẩy giá gạo trong khu vực lên.

Lạm phát giảm xuống mức thấp trong một năm vào tháng 6 mặc dù dự kiến tăng tốc từ tháng 8. Nhập khẩu gạo có thể giúp kiềm chế lạm phát.

Nhưng nhập khẩu vào tháng 9 hoặc 10 sẽ quá muộn cho đầu mùa hội Ramadan tháng 8 năm nay khi mà việc tiêu thụ lương thực và áp lực lạm phát thường tăng. Ông Pangestu cho biết dự trữ gạo đã “đầy đủ” cho lễ hội Ramadan.

Indonesia là nước trồng lúa lớn thứ ba thế giới và đã không thành công trong việc cố gắng tự cung cấp cho nhiều năm với nhu cầu tăng tại đất nước dân số lớn thứ 4 thế giới.

Bulog, có nhiệm vụ duy trì dự trữ ngũ cốc cho chính phủ là tổ chức duy nhất cho phép nhập khẩu gạo.

Theo Reuters