Giá cá hồi Na Uy không tăng

Giá cá hồi Đại Tây Dương giao ngay tại Na Uy sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ. Hiện tại, ở miền nam Na Uy, giá cá ở mức 40-41 NOK/kg đối với loại 3-6kg và 39 NOK/kg cho lợi trên 6 kg, giảm nhẹ so với tuần trước. Ở miền bắc, cá có giá 39-40 NOK/kg.

Tuy nhiên, người ta vẫn có thể bán với giá 43 NOK/kg ở phía bắc, do đó, giá sẽ tăng lên. Giá sẽ còn ở mức cao.

Giá trị đồng euro tăng giảm không ổn định và đồng USD tăng giá không ảnh hưởng nhiều đến giá cá.

Giá tôm nguyên liệu tăng tại Êcuađo

Dù giá tôm giảm ở Mỹ, nhưng các nhà xuất khẩu Êcuađo cho biết giá tôm nguyên liệu tại nước này có dấu hiệu tăng.

Sandro Coglitore đại diện công ty Êcuađo Omarsa cho biết Êcuađo không còn xem Mỹ là thị trường chính và công ty Omarsa không có kế hoạch tăng xuất khẩu sang Mỹ do đồng USD mất giá ở các thị trường khác. Dù có báo cáo cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc và châu Âu giảm nhưng Coglitorer cho biết nhu cầu ở hai thị trường vẫn rất lớn.

Nhu cầu của Mỹ sụt giảm ở tất cả các thị trường. Trong khi đó, dù đồng euro yếu nhưng Laniado cho biết châu Âu vẫn đang mua dù khối lượng và kích cỡ nhỏ hơn.

Mặc dù sản lượng tại Êcuađo tăng 17% từ đầu năm đến nay, nhưng Coglitore dự báo sản lượng có thể giảm 5-10% năm nay do dự báo thời tiết trong năm nay sẽ khắc nghiệt.

Sơ bộ POR9: tôm Việt Nam giảm thuế, tôm Ấn Độ tăng thuế

Bộ Thương mại Mỹ đã công bố kết quả sơ bộ xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm NK từ Ấn Độ và Việt Nam vào Mỹ giai đoạn từ 1/2/2013 tới 31/1/2014. Theo đó, mức thuế đối với tôm Việt Nam giảm so với lần xem xét trước (POR8) trong khi thuế đối với tôm Ấn Độ lại tăng cao.

Đối với Ấn Độ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tính mức thuế CBPG cho Devi Fisheries là 3,28%, Falcon Marine là 2,63% và mức chung cho toàn quốc là 2,96%, áp dụng cho khoảng 200 DN XK tôm của Ấn Độ.

Trong khi đó, mức thuế đối với Việt Nam được điều chỉnh giảm mạnh so với POR8. Minh Phu Seafood Corp có mức thuế 1,50%, Fimex VN: 0% và Thuan Phuoc: 1,06%. Mức thuế cho các công ty khác tham gia trong kỳ xem xét lần này là 0,93%, thấp hơn nhiều so với mức 6,36% kỳ POR8.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả sơ bộ. Mức thuế sẽ được áp dụng chính thức sau khi công bố kết quả cuối cùng.

Canada: Xuất khẩu thủy sản sang EU tăng 24%

Năm 2014, Canada XK thủy sản sang 136 thị trường, tăng 13 thị trường so với năm 2013. Tổng kim ngạch XK thủy sản Canada đạt 4,9 tỷ CAD, tăng 11,9% so với năm trước.

Các mặt hàng chính của Canada là tôm hùm, cua tuyết, tôm và cá hồi nuôi Đại Tây Dương. XK các mặt hàng này đạt 262.000 tấn với giá trị 3,1 tỷ CAD. Tôm hùm vẫn là mặt hàng XK hàng đầu của Canada với giá trị 1,5 tỷ CAD. Thủy sản nuôi chiếm khoảng 1/3 khối lượng và 20% giá trị trong tổng sản phẩm thủy sản của Canada. Ngành thủy sản Canada tạo công ăn việc làm cho hơn 14.000 lao động.

Mỹ vẫn là thị trường XK lớn nhất của Canada trong năm 2014, chiếm 63% tổng kim ngạch XK thủy sản với giá trị 3,1 tỷ CAD. Tiếp đến làTrung Quốc và EU - 2 thị trường quan trọng của Canada. NK của Trung Quốc đạt 508 triệu CAD và NK của EU đạt 459 triệu CAD. XK thủy sản của Canada sang EU có mức tăng trưởng lớn nhất, tăng 24%, tương đương với 89 triệu CAD so với năm 2013.

Các hiệp định thương mại của Canada cũng góp phần thúc đẩy XK thủy sản của nước này. Hiệp định thương mại giữa Canada và Hàn Quốc có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 sẽ làm tăng XK thủy sản từ Canada sang Hàn Quốc. Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện (CETA) giữa Canada và EU có hiệu lực, ngay lập tức cắt giảm thuế thuế áp đặt với 96% các sản phẩm thủy sản Canada XK sang châu Âu xuống 0%, thuế cho các mặt hàng còn lại cũng sẽ được miễn. 

Achentina: Xuất khẩu thủy sản giảm

Theo Cục Nghề cá và Nuôi trồng thủy sản và Cục quản lý chất lượng và vệ sinh nông sản thực phẩm quốc gia (SENASA), trong 2 tháng đầu năm 2015, Achentina đã xuất khẩu 53.444 tấn thủy sản, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái,

Trong đó, khối lượng xuất khẩu cá đạt 37.712 tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu thủy sản có vỏ giảm 25,1% đạt 15.372 tấn.

Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm cá meluc đạt 13.076 tấn, giảm 21,3% so với 2 tháng đầu năm 2014. Tiếp theo là tôm với 12.405 tấn, giảm 14,9% so với cùng kỳ. Mực là mặt hàng có sự sụt giảm mạnh nhất 45,5% đạt 2.163 tấn trong 2 tháng đầu năm.

Ngược lại, xuất khẩu các mặt hàng như cá đuối gai, cá hoki, cá weakfish, clipfish đều tăng

Hòa Phạm

Nguồn: Vinanet Tổng hợp/Vasep