Các hợp đồng này đã bị “đóng băng” từ mùa thu năm 2007, nhưng hiện này có hơn 20 công ty đã đi vào hoạt động. Các quan sát viên lĩnh vực công nghiệp tin tưởng rằng đây chỉ là một cách tự nhiên để dỡ bỏ những hạn chế lên các nhà máy tự động của Nga lắp ráp các nhãn hiệu nước ngoài.

 

Ivan Bonchev- chuyên gia công nghiệp tự động của Ernst & Young cho biết: Phát triển lĩnh vực sản xuất động cơ trong nước chắc chắn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga như những gì mà Thủ tướng Vladimir Putin đã nói năm trước. Tuy nhiên, theo các dự đoán, nhập khẩu ô tô vẫn sẽ vượt mức xuất khẩu trong nước thậm chí sau khi các nhà máy của Nga đạt được công suất thiết kế của mình. Nga thực sự cần thêm nhiều biện pháp hơn nữa để thúc đẩy ngành công nghiệp tự động trong nước.

 

Sau khi gia nhập WTO, Nga dự kiến sẽ giảm dần thuế nhập khẩu ô tô từ 25% xuống còn 15% đến năm 2015. Thế nhưng trước điều kiện hiện nay, Nga chưa thể thực hiện được mong muốn của mình. Bonchev nhận định rằng: “Đánh thuế nhập khẩu ô tô càng cao sẽ mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất ô tô của Nga mà hiện nay họ vẫn kém thế cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên trong vài năm tới, thuế nhập khẩu ô tô thậm chí còn cao hơn nhiều chứ không phải là giảm đi.”

 

Vladimir Rozhankovsky của Cơ quan môi giới đầu tư trung tâm nhận định: Việc Nga tuyên bố từ chối chưa muốn gia nhập WTO chứng tỏ rằng nước này là muốn tách biệt khỏi cộng đồng quốc tế. Ông nói thêm, Nga đang thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế ủng hộ Trung Quốc. “Kế hoạch này bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1, các công ty của Nga “mượn” và copy công nghệ mà không đề cập đến nhà sản xuất tự động nước ngoài. Giai đoạn 2, họ thiết kế các mẫu giống y hệt rồi mang chất lượng của họ đem so với nguyên bản”. Một nước chưa gia nhập WTO sẽ “OK” với kế hoạch này.

 

“Nga có một quân bài chủ chốt hoàn hảo mà thậm chí Trung Quốc ko hề có là dầu mỏ và khí đốt. Các hàng hóa này đảm bảo rằng Nga sẽ không bị một lệnh trừng phạt nghiêm trọng nào”, Rozhankovsky kết luận.

( Vitinfo)

Nguồn: Internet